Bà bầu nên uống sữa gì trong 3 tháng đầu và một số câu hỏi khác trong bài viết dưới đây là những thắc mắc thường gặp của phụ nữ mang thai.

Bà bầu nên uống sữa gì trong 3 tháng đầu thai kỳ?

Sữa tươi

Nếu mẹ đã tư tin vào chế độ dinh dưỡng của bản thân, mẹ có thể sử dụng sữa tươi cho thai kỳ. Sữa tươi là loại sữa cho mẹ nhiều sự lựa chọn nhất với sữa không đường, có đường, sữa tách béo, tách kem,…Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu khi thai nhi còn non nớt và nhạy cảm, mẹ nên chú ý lựa chọn sữa đã qua tiệt trùng để tránh các vi khuẩn có hại cho cơ thể cũng như thai nhi.

Sữa cho bà bầu

Bà bầu nên uống sữa gì trong 3 tháng đầu

Các loại sữa cho bà bầu được nhiều mẹ bầu ưa chuộng nhờ tính tiện lợi nhưng vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng. Sữa có công thức chú ý đến bồi bổ sức khỏe cho bà bầu và hỗ trợ dinh dưỡng cho sự phát triển thể chất và não bộ của thai nhi. Trong chức năng bồi bổ sức khỏe, sữa cho bà bầu bổ sung chất xơ và lợi khuẩn để hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động tốt hơn, hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn để thai nhi phát triển. Hơn thế nữa, nắm bắt thể trạng của phụ nữ mang thai, sữa bà bầu giúp mẹ có được hệ miễn dịch tốt hơn nhờ các vi chất dinh dưỡng và vitamin.

Sữa nấu từ đậu và hạt

Các loại sữa nấu từ đậu hay các loại hạt thường được các mẹ bầu ăn chay hoặc các mẹ bầu muốn giữ dáng ưa chuộng. Những loại sữa này cho phép mẹ từ điều chỉnh lượng đường trong sữa hoặc phối trộn tùy ý để thay đổi khẩu vị. Tuy nhiên, hiện nay các loại sữa này có ít sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Để đảm bảo an toàn cho cơ thể mẹ và bé, mẹ nên tự lựa chọn nguyên liệu chất lượng và tự nấu tại nhà để đảm bảo vệ sinh an toàn. Các loại đậu và hạt được ưa chuộng là đậu nành, đậu xanh, hạt hanh nhân, hạt sen, hạt điều,…

Bà bầu nên uống sữa gì trong 3 tháng đầu? Mẹ hãy tham khảo thêm tại https://goo.gl/87LRpC

Những bệnh cần điều trị trước khi mang thai?

– Thiếu máu: Nếu bình thường thấy chóng mặt hoặc lúc đứng dậy thấy hoa mắt, đau đầu, hô hấp khó khăn thì phải đặt vấn đề có thể có bị thiếu máu hay không, nếu bị thiếu máu trầm trọng không những làm cho người mang thai bị mệt mỏi, phiền não, mà còn làm thai nhi phát triển chậm, sau khi đẻ khôi phục sức khoẻ chậm.

Mang thai 3 tháng đầu nên uống sữa gì để mẹ và bé khỏe mạnh?

– Bệnh lao: Do các biện pháp phòng ngừa và chữa lao bằng thuốc hay phẫu thuật ngày càng tiến bộ, nên rất nhiều người bệnh đã được chữa khỏi, bệnh lao không còn đe doạ mọi người nữa. Nhưng đối với sản phụ, lao vẫn là bệnh phải chú ý. Không thể vì mắc bệnh lao mà sinh ra con bị lao.

– Bệnh thận: Người bị bệnh thận nếu mang thai thì sẽ bị nhiễm độc trong lúc mang thai, không những thế, trong thời kỳ đầu mang thai đã thấy có triệu chứng nhiễm độc thai nghén, diễn biến ở thời kỳ cuối rất nặng. Có người vì thế mà sẩy thai, đẻ non, có người phải nạo hút thai.

– Cao huyết áp: Người bị cao huyết áp cũng giống như người bị bệnh thận, dễ trúng độc thai nghén, nhưng phần nhiều bị nặng hơn. Vì vậy, cần kiểm tra cẩn thận trước khi mang thai.

– Bệnh gan: Với người bệnh gan mang thai có thể làm tăng gánh nặng cho gan, gây trở ngại cho chức năng của gan, làm bệnh nặng thêm, dẫn đến nôn mửa nghiêm trọng, dễ bị trúng độc thai nghén.

– Viêm âm đạo: Khi bị nhiễm liên cầu khuẩn, âm đạo sẽ tiết ra bạch đói như đậu phụ màu trắng, âm đạo rất ngứa, xung quanh cửa âm đạo có những vết loét màu hồng. Nếu thấy có những triệu chứng đó phải tới bác sĩ kiểm tra, và chữa khỏi trước khi mang thai.

Quá trình hình thành thai nhi diễn ra như thế nào?

Khi trứng chín, tại buồng trứng sẽ có hiện tượng phóng noãn và được loa vòi trứng hứng. Noãn này có khả năng sống trong vòi trứng khoảng 12 – 24 giờ, kể từ lúc rụng. Trong quá trình thụ tinh, tất cả các tinh trùng đều cố gắng đến được các vòi trứng, nhưng chỉ có khoảng 2000 tinh trùng đến được điểm đích là noãn (đang trên đường đến tử cung). Quá trình này thường xảy ra ở 1/3 ngoài của vòi trứng.

Mẹ bầu nên uống sữa gì để bé khỏe mạnh?

Trước khi tinh trùng xâm nhập vào noãn thi tất cả các tinh trùng đều vây xung quanh noãn. Các tinh trùng này cùng tiết ra các men phá huỷ làm mỏng vỏ trứng. Sau đó chỉ có một tinh trùng sẽ được phép chui vào nó. Khi đã có tinh trùng vào được bên trong, xung quanh noãn tiết ra lớp albumin dày không cho các tinh trùng khác chui vào nữa. Tất cả các tinh trùng khác bị gãy nát và được dòng máu dọn sạch. Trong trường hợp số lượng tinh trùng quá ít, việc làm thủng vỏ trứng sẽ khó được thực hiện hơn, do vậy cũng có thể làm khó khăn trong quá trình thụ thai. Em bé sẽ thừa hưởng gen di truyền của cả bố và mẹ. Trên thực tế, noãn chỉ tiếp nhận đầu tinh trùng, đuôi và phần giữa của tinh trùng được để lại ở bên ngoài.

Lúc này noãn cùng với trung thể nhân của tinh trùng sẽ lớn lên nhanh để vài giờ sau nhân của tinh trùng và noãn trở thành hai tiền nhân, chúng phát triển thành một tế bào có 2 nhiễm sắc thể. Quá trình thụ tình được hoàn tất và trứng bắt đầu phát triển theo bộ mã, do gen của nhiễm sắc thể ấn định. Sau khi thụ tình trứng di chuyển về tử cung làm tổ gọi là di trú. Sự di chuyển này nhờ các đường rãnh giữa các tua vòi trứng và thời gian di chuyển của nó tới tử cung mất khoảng từ 4 – 7 ngày.

Trong giai đoạn này của chu kỳ kinh nguyệt, tử cung đã có sự chuẩn bị cho nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung rất dày, được cung cấp máu dồi dào để đảm bảo cho việc làm tổ của trứng. Trứng (mà lúc này đã trở thành một khói gồm hàng trăm tế bào) khu trú trong lớp nội mạc và nối với nguồn cung cấp máu của tử cung. Một khi điều đó đã được hoàn thành thì trứng trở thành một cái phôi thai, có nghĩa là một cơ thể sống ở giai đoạn sơ khai của nó. Và lúc này giai đoạn thụ thai đã được hoàn tất và bắt đầu giai đoạn thai nghén.

Bà bầu nên uống sữa gì trong 3 tháng đầu? Mẹ hãy tìm hiểu thêm chi tiết tại https://www.vinamilk.com.vn/sua-bot-vinamilk/vi/bai-viet/ba-bau-nen-uong-sua-gi-trong-3-thang-dau-cua-thai-ky