Shopping Cart 0 items - $0.00 0

Bệnh viêm quanh răng

Khi xương ổ răng tiêu quá 1/2 chân răng thì viêm quanh răng phát triển nhanh hơn. Do tiêu xương ổ răng, hở cổ răng nên ăn uống nóng lạnh làm buốt chân răng hoặc bị sâu răng thứ phát hay viêm tuỷ ngược dòng.

Chức năng ăn nhai ở giai đoạn này giảm rõ rệt, nếu không được điều trị đúng phương pháp bệnh nhân sẽ mất dần răng.

Trong cả hai thời kỳ bệnh nhân thường không sất hoặc chỉ sất nhẹ trong những đợt cấp.

+ Các thể lâm sàng

Viêm quanh răng cấp tính ở người trẻ: Gặp ở tuổi thiếu niên và thanh niên. Bệnh tiến triển nhanh dẫn đến mất răng nhanh chóng (hiếm gặp).

Viêm quanh răng tiến triển nhanh: Gặp ở người trưởng thành từ 18 – 30 tuổi Viêm có thể khu trú ở 1 vùng hoặc cả hàm, có thể tiêu xương theo cả hai chiều ngang và sâu, tiến triển nhanh.

Viêm quanh răng mãn tính: Gặp ở tuổi trung niên, tiến triển chậm từng đợt thời gian dài, điều trị đúng và kịp thời kết quả tốt.

Viêm quanh răng kèm viêm lợi loét hoại tử. Thể này nặng cần điều trị tích cực.

Chẩn đoán – điều trị và phòng bệnh

1. Chẩn đoán

Chẩn đoán phân biệt với viêm lợi: Bệnh chỉ khu trú ở lợi, dây chằng và xương ổ răng bình thường.

Chẩn đoán xác định: Dựa vào các tiêu chuẩn sau:

– Lợi viêm, chảy máu, có túi lợi bệnh lý.

– Răng lung lay cả nhóm hoặc cả hàm.

– Chụp X. quang có hình ảnh tiêu xương ổ răng (nếu có điều kiện nên chụp toàn cảnh để đánh giá đầy đủ hơn).

2. Điều trị

Loại trừ kích thích tại chỗ: Làm sạch răng bằng cách lấy cao răng triệt để và hướng dẫn bệnh nhân phương pháp vệ sinh răng miệng. Sửa hàm kênh, sửa hàm giả sai kỹ thuật, chữa nhổ các răng và chân răng cần chữa nhổ.

Dùng kháng sinh trong những đợt cấp: (Kháng sinh có tác dụng tốt với viêm quanh răng là Tetraxycline, Rodogyl…).

Điều trị các bệnh toàn thân nếu có.

Chỉnh khớp răng nếu có khớp cắn sang chấn.

3. Phòng bệnh

Trong thời kỳ thai nghén người mẹ cần ăn uống đủ chất để thai nhi phát triển tốt trẻ sơ sinh cần nuôi dưỡng đầy đủ bằng sữa mẹ, trẻ học tiểu học, trung học cơ sở cần hướng dẫn phương pháp chải răng, vệ sinh răng miệng.

Tuổi dậy thì cần đặc biệt quan tâm giữ vệ sinh răng miệng, chữa các răng sâu.

Tuổi trưởng thành: Duy trì chăm sóc răng miệng cá nhân tại nhà và khám chữa răng định kỳ 6 tháng 1 lần.