Shopping Cart 0 items - $0.00 0

Bí mật của các thần đồng và thiên tài

 

Nhà vật lý học Albert Einstein, đại thi hào của dân tộc Đức – Goethe, đại doanh họa Leonardo da Vinci và nhà soạn nhạc vĩ đại Beethoven đều là những nhân vật được người đời sau đánh giá là những thiên tài vĩ đại nhất trong lĩnh vực của mình. Tôi xin nhấn mạnh rằng, họ trở thành thiên tài không phải vì họ sở hữu một bộ não siêu phàm. Bí mật là ở chỗ họ nắm được cách thức “cởi trói” cho tiềm năng não bộ tốt hơn đại đa số người đời. Trong khi một người bình thường sử dụng ít hơn 1% tiềm năng não bộ trong suốt cuộc đời, thì thiên tài như họ sử dụng từ 3% đến 5% khả năng ấy. Điều này, một lần nữa, liên quan đến cách vận dụng não bộ vào quá trình suy nghĩ và học tập. Đa số những người bình thường có khuynh hướng hoặc thiên về não trái hoặc thiên về não phải.

Ví dụ, nếu bạn bảo một học sinh trung bình học các môn khoa học, cậu ta sẽ sử dụng não trái nhiều hơn, trong khi não phải của cậu sẽ bị phân tán bởi các hoạt động khác (như mơ màng, vẽ nguệch ngoạc, ngó ngoáy liên tục, v.v…). Nói cách khác, chỉ có một trong hai phần não bộ của cậu ta làm việc. Việc này giải thích cho sự thiếu chú ý, thiếu tập trung, không hiểu bài và nhớ bài kém của cậu học sinh trung bình ấy. Trong khi đó, một học sinh tài năng sẽ tận dụng cả não trái và não phải vào việc học các môn khoa học.

Bằng cách vận dụng cả hai bán cầu não cùng một lúc, những người tài tận dụng được nhiều sức mạnh não bộ hơn trong tư duy và học tập. Các nghiên cứu về những thiên tài xuất chúng trong mọi thời đại đã chứng minh lý thuyết trên là đúng. Cái gì đã giúp Einstein giải phóng khả năng thiên phú và hình thành ý tưởng khi ông đưa ra Thuyết Tương Đối (E = MC2) làm thay đổi cả thế giới? Trong khi hầu hết các nhà khoa học chỉ tận dụng não trái trong việc nghiên cứu khoa học (lập luận, số liệu, phân tích, toán học, chuỗi sự kiện), Einstein kết hợp tận dụng nhiều chức năng não phải. Nhà bác học thích chơi đàn viôlông (âm điệu) để thư giãn và ông cũng dành hàng giờ cho những mơ mộng sáng tạo. Ông tưởng tượng mình đang cưỡi trên một tia sáng và du lịch đến tận cùng vũ trụ. Chính trong chuyến bay tưởng tượng ấy mà ông đã có những suy tư mang tính đột phá và hình thành khái niệm về mối liên hệ giữa không gian và thời gian. Ông dùng não phải để khơi gợi phát triển ý tưởng, đồng thời dùng não trái để hợp lý hóa chúng bằng toán học. Đây cũng chính là bí quyết giúp thiên tài Leonardo da Vinci có được cảm hứng sáng tạo đặc biệt, giúp ông tạo ra những tranh sống mãi với thời gian. Cho đến tận ngày nay, các nhà phân tích từ nghệ thuật đến khoa học, từ quang học đến tâm lý học vẫn không ngừng tìm hiểu và tranh luận về nụ cười bí ẩn của thiếu phụ trong kiệt tác Mona Lisa của ông. Trong khi hầu hết các họa sĩ chủ yếu sử dụng não phải để vẽ (sáng tạo, tưởng tượng, phối màu, hình dung, v.v…), Leonardo da Vinci còn tận dụng các chức năng não trái. Trước khi vẽ, ông dùng các phương trình và công thức toán học để tính chính xác tỉ lệ giữa các gam màu, độ sáng tối nhằm tạo ra hiệu ứng hình ảnh và màu sắc mong muốn.

 

Vậy, chúng ta có thể huấn luyện con cái cách suy nghĩ và học tập như một người tài không? Chắc chắn là được! Mỗi đứa trẻ đều có tiềm năng trở thành người tài giỏi, tôi cũng thế mà bạn cũng thế. Bí quyết nằm ở việc dạy chúng cách tận dụng tiềm năng khối óc trong tư duy và học tập.