Bột ăn dặm nào tốt là câu hỏi thường được đặt ra cho những phụ huynh có con nhỏ đang trong độ tuổi ăn dặm. Để tìm được bột ăn dặm tốt, các bà mẹ phải đảm bảo các dưỡng chất sau đây phải có mặt trong bột ăn dặm cho con.

1. Carbohydrate

Carbohydrate là từ chỉ chung các thành phần dễ tiêu hóa và chuyển hóa trong thực phẩm như đường và tinh bột. Đây là nguồn năng lượng chủ yếu cho cơ thể (cứ 1 gram thì cung cấp 4 kcal cho cơ thể con người). Cơ thể sẽ tự phân hủy các carbohydrate để phóng xuất glucoz và cung cấp năng lượng cho chính bản thân mình.

Có hai loại carbohydrate: loại cháy chậm và loại cháy nhanh. Những carbohydrate phức tạp có trong các loại rau củ, lúa mì thì phóng xuất glucoz rất chậm nhằm cung cấp năng lượng lâu bền; còn những carbohydrate đơn giản có trong chuối hoặc gạo trắng thì phóng xuất glucoz rất nhanh chóng nhằm cung cấp từng đợt năng lượng ngắn. Dù là nhiều khi rất hữu ích nhưng các loại carbohydrate cháy nhanh thường làm cho lượng đường trong máu tăng nhanh khiến cơ thể phải tìm cách bù đắp quá mức. Điều này khiến cho đường trong máu giảm đột ngột, kéo theo năng lượng cũng giảm.

Bột ăn dặm nào tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nho

Cả hai loại carbohydrate này đều chứa các sinh tố, chất khoáng và chất xơ rất có ích cho cơ thể. Vì thế, tùy thuộc vào từng độ tuổi, bạn cần phải chuẩn bị chế độ dinh dưỡng hợp lý, trong đó các khẩu phần thức ăn phải cung cấp từ 40 đến 50% hai loại carbohydrate này. Lưu ý, trong quá trình chế biến, các loại carbohydrate thường mất nhiều chất xơ tự nhiên và dưỡng chất giá trị cần thiết khác.

Các loại bánh ngọt, ngũ cốc có đường đều thuộc vào loại carbohydrate cháy nhanh, nghĩa là nhanh chóng chuyển thành glucoz giải phóng nguồn năng lượng lớn trong thời gian rất ngắn, nhưng không lâu dài. Do đó, bạn cần hạn chế cho trẻ dùng các loại thực phẩm dạng này.

Nguồn cung cấp Carbohydrate cháy chậm:

– Thực phẩm chế biến công nghiệp từ hạt ngũ cốc nguyên chất (snack hạt)

– Yến mạch

– Bột ngũ cốc (bột gạo, bột mì…)

-Táo,cà rốt, bắp

– Mì sợi, đậu lăng…

Nguồn cung cấp carbohydrate cháy nhanh:

– Trái cây nhiệt đới như quả dưa tây, dứa, kiwi, chuối

– Bánh bột ngô nướng

– Bánh mì trắng, gạo,

– Đường

– Thực phẩm chế biến công nghiệp từ hạt ngũ cốc, dạng ngọt (snack ngọt)

– Các loại bánh ngọt

2. Protein

Chất đạm rất cần thiết cho sự tăng trưởng và hoàn thiện các mô trong cơ thể, tạo nền tảng cho sự hình thành và phát triển của tất cả các tế bào, cơ quan, bộ phận cũng như làn da và mái tóc của trẻ. Nếu không cung cấp đầy đủ chất đạm thì sức đề kháng của cơ thể giảm đi rất nhiều.

Chất đạm được cấu thành từ các acid amino – trong số các acid amino đó, cơ thể có thể tự tổng hợp một số còn một số khác phải được cung cấp từ nguồn thực phẩm bên ngoài. Các loại đạm động vật kể cả sữa, đều có chứa tất cả nhủng acid amino cần thiết cho cơ thể. Đậu nành là thực phẩm có nguồn gốc thực vật duy nhất có chứa đủ các loại acid amino ấy. Ngoài ra, một số thực phẩm khi kết hợp với nhau cũng có thể cung cấp chất đạm hoàn chỉnh, như ngũ cốc kết hợp với đậu có hạt (đậu lăng, đậu Hà Lan… Tuy nhiên, bạn không cần thiết phải cho trẻ dùng các thực phẩm kết hợp này trong một bữa ăn, mà có thể dùng xen kẽ hoặc dùng cách quãng trong ngày.

Trẻ em thường phát triển rất nhanh, vì vậy cơ thể liên tục cần được cung cấp nhiều chất đạm. Tuy nhiên, bạn không nên dùng thực phẩm chứa nhiều đạm làm nguyên liệu chính cho bữa ăn của trẻ vì cơ thể còn non yếu của trẻ không thể tiêu hóa hết chất đạm buộc phải bài tiết ra ngoài, dẫn đến thận phải làm việc nhiều và có nguy cơ bị tổn hại cao. Bời chất đạm không được “lưu trữ” sẵn trong cơ thể nên chế độ ăn phù hợp cho trẻ thường là mỗi ngày ăn nhiều bữa, trong đó chỉ cần ăn hai bữa có chứa nhiều chất đạm là được. Tốt nhất mỗi tuần nên cho trẻ ăn thịt 3 – 4 lần; cá từ 2 – 3 lần, trong đó có một lần ăn loại cá có nhiều dầu, như cá hồi, cá tuna hoặc cá mòi. Trong bữa ăn sáng, bạn nên cho trẻ dùng những món ăn có nhiều chất đạm như trứng, pho – mát. Ngoài ra nên cho trẻ làm quen với những món ăn có nhiều chất đạm thực vật như các loại đậu, bởi vì những thực phẩm này còn cung cấp nhiều khoáng chất và hóa chất có nguồn gốc từ thực vật rất quan trọng cho cơ thể.

Nguồn cung cấp chất đạm:

– Thịt bò, thịt heo, thịt gà…

– Cá

– Trứng, pho-mát (không dùng loại pho-mát có kem) -Đậu hũ -Các loại đậu

– Ngũ cốc

–  Sữa cũng là một ứng cử viên sáng giá cung cấp chất đạm cho trẻ. Từ 6 tháng đến một tuổi, có thể cho trẻ tiếp tục uống sữa dành cho nhóm tuổi này (từ 500 tới 800 ml sữa mỗi ngày) nếu cảm thấy cơ thể trẻ vẫn chưa được cung cấp đủ chất dinh dưỡng từ thức ăn dặm. Từ 6 tháng tuổi trở đi, có thế dùng thêm sữa nguyên kem để pha chế thức ăn cho trẻ. Từ 1 tuổi trở lên, chúng ta vẫn cần cho trẻ uống sữa nguyên kem hằng ngày. Trẻ từ 1 – 7 tuổi nên uống ít nhất 400 ml sữa hoặc dùng một lượng thực phẩm tương đương được chế biến từ sữa mỗi ngày. Các mẹ có thể tham khảo thêm những dòng bột ăn dặm đủ chất lượng đến từ nhãn hàng Vinamilk nếu không có thời gian chế biến bột ăn dặm cho con tại nhà.

Bột ăn dặm tốt phải đảm bảo đủ lượng và chất

 

3. Nguồn cung cấp các dưỡng chất cần thiết khác

Nguồn cung cấp chất béo bão hòa và chất béo chuyển thể:

– Thịt

– Bơ và bơ thực vật ở dạng cứng đặc

– Mỡ lợn

– Pho-mát

– Dâu hay chất béo thực vật có trong thực phẩm chế biến sẵn như bánh qui, bánh nướng các loại.

Nguồn cung cấp chất béo phi – bão hòa:

– Dầu ô-liu, dầu bắp, dầu mè, dầu cải, dầu hướng dương, dầu cá

Nguồn cung cấp omega – 3 EFAs:

– Các loại cá có dầu như cá tuna tươi sống, cá mòi, cá hồi, cá thu…

– Dầu từ hạt lanh hay quá óc chó

– Hạt bí ngô

-Các chất bổ sung dầu cá

Nguồn cung cấp omega – 6 EFAs:

– Dầu hướng dương, dầu bắp

– Bo thực vật ở dạng mém phi – bão hòa đa thể.

Tham khảo thêm tại đây những cẩm nang bổ ích khác về cách chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.