Sau khi sinh em bé, cơ thể người mẹ trải qua quá trình chuyển dạ vất vả đồi hỏi nhiều sức lực. Cơ thể của người mẹ trở nên yếu đuối hơn thông thường. Vì thế các chị em cần có chế độ chăm sóc đặc biệt sai khi sinh nở. Sau khi sinh em bé các mẹ nên kiêng những gì?

– Không có căn cứ khoa học nào để kiêng tôm, cua, cá

– Những thứ có nhiều vi chất (kẽm, iod, canxi…) chỉ tránh khi gây dị ứng hay rối loạn tiêu hóa cho người ăn.

– Tránh hay hạn chế cà phê: vì nhiều quá làm cho trẻ quấy nhiễu.

– Rượu và đồ uống có độ cồn: nếu dùng đồ uống có độ cồn thì nên cho bú trước đã, sau khi uống rượu cũng cần phải đợi 1-2 giờ mới cho bú lại.

– Tránh hút thuốc lá: chất nicotin và các sản phẩm giáng hóa của nó có thể đi vào sữa và có thể làm cho trẻ tăng nhịp tim, quấy khóc, nôn và tiêu chảy, còn ảnh hưởng đến sự thèm ăn và ngon miệng của mẹ. Hút thuốc lá chủ động hay bị động (ngửi khói thuốc lá) có thể tăng nguy cơ trẻ bị hội chứng đột tử và tăng nhiễm khuẩn đường hô hấp và tai, dù trẻ được nuôi dưỡng bằng cách nào. Thuốc lá còn có thể ảnh hưởng đến sự xuống sữa (phản xạ tiết sữa) và có thể giảm lượng sữa.

Sau khi sinh các chị em cũng cần tránh một số thực phẩm không lành mạnh

Sau khi sinh các chị em cũng cần tránh một số thực phẩm không lành mạnh

– Tránh một số gia vị gây kích thích và tiết qua sữa: hành, tỏi, ớt, hồ tiêu.

– Kiêng quan hệ tình dục trong vòng 45 ngày sau đẻ. Sau thời gian đó, có thể sinh hoạt khi cả hai vợ chồng đều cảm thấy cần thiết. Sản phụ không nên uống cà phê.

Bên cạnh đó có những dấu hiệu cần thông báo ngay cho bác sĩ? Có nhiều vấn đề cần thông báo cho thầy thuốc, kể từ nhẹ đến nghiêm trọng:

– Đau vùng tầng sinh môn: có thể kéo dài 1-2 tháng.

– Bí đái hay không kìm giữ được nước tiểu: thường được chữa trị bằng châm cứu.

– Đau vùng thắt lưng, đau các cơ bụng kéo dài: gây hạn chế vận động.

– Rối nhiễu xúc cảm và tâm trí sau đẻ: thể hiện bằng trạng thái buồn tủi sau đẻ. Hay gặp ở phụ nữ sinh con đầu lòng, thường hồi phục sau 3 tuần.

– Sốt kéo dài sau đẻ: có thể do nhiễm khuẩn tầng sinh môn và nhất là viêm tử cung, có thể tiến triển thành viêm phần phụ và viêm tiểu khung.

– Nhiễm khuẩn sinh dục sau đẻ: sốt kéo dài sau đẻ, do nhiễm khuẩn tầng sinh môn và nhất là viêm tử cung, có thể tiến triển thành viêm phần phụ và viêm tiểu khung.

– Sản giật sau đẻ: có thể xảy ra vài giờ sau đẻ nhưng cũng có khi muộn, nhiều ngày sau đẻ. Những dấu hiệu cần cảnh giác cũng vẫn là mỏi mệt, nhức đầu, phù hai chi dưới kéo dài, huyết áp cao trên 140/90, đái ít dưới 500ml/24 giờ, protein trong nước tiểu vẫn cao trên 0,5/l, vì thế sau đẻ vẫn cần theo dõi chặt chẽ. Cũng có khi sản giật sau đẻ xảy ra mà không có dấu hiệu báo trước.

Biến chứng đáng lo ngại nhất là xuất huyết não, tổn thương thận gây bệnh thận mạn tính. Sưng nề chi dưới, đau, da lạnh, tím tái. Thường do huyết khối tĩnh mạch sâu ở cẳng chân: vận động sớm là biện pháp phòng ngừa tốt nhất. Khó thở, đau ngực, tím tái: cần khẩn cấp đưa đến bệnh viện.

Trung tâm chăm sóc mẹ và bé sau sinh Care With Love

Trung tâm chăm sóc mẹ và bé sau sinh Care With Love