Trí tuệ có đại diện cho nhân cách? Cốt lõi của việc giáo dục nhân cách? Trong sự phát triển tâm lý học ở cả phương Tây và phương Đông, một thời gian rất dài người ta đề cao trí tuệ đến mức xem tài trí như là cốt lõi của nhân cách. Các nhà tuyển dụng trước đây chỉ lấy IQ (Intelligece Quotient chỉ số thông minh) làm thước đo giá trị cá nhân. Với cách nhìn như thế, suốt hơn một thế kỷ vừa qua, ngay các nước tự xưng là “văn minh” vẫn coi chỉ số IQ bậc cao là ưu thế tuyệt đối, là yếu tố duy nhất để thành nhân và thành công. Sai lầm đó mãi đến cuối thế kỷ 20 mới được phản tỉnh, khi mà các mạng tuyền thông Internet với những cấu trúc dữ liệu tối mật của nhiều quốc gia bị đánh cắp hoặc bị quấy rối bởi những “tin tặc” có chỉ số IQ siêu đẳng! Loài người còn phản tỉnh nhiều hơn (dù muộn màng) khi người ta thấy mạng lưới tội phạm quốc tế ngày càng đông, với những tên trùm mafia vừa cực kỳ thông minh lại cũng cực kỳ gian ác!

Thì ra nếu chỉ đo lường nhân cách theo chỉ số IQ, ta không thể rạch ròi được hai loại người: thiện ác; tốt xấu; hữu ích có ích. Thật nguy hiểm nếu kẻ ác lại có chỉ số IQ bậc cao! Thực tế đã chứng minh: nhiều người rất thông minh mà thuộc loại đục khoét, quấy nhiễu… có hại cho cộng đồng và xã hội. Ngạn ngữ Italia đã có câu: “Không phải đằng sau sự thông minh bao giờ cũng có một nhân cách cao cả”. Giá trị bản thân/ giá trị cá nhân được xác định chủ yếu bằng một đại lượng khác, dùng một thước đo khác căn bản hơn, nhân bản hơn.

Có ích không có ích đối với công việc và đối với cộng đồng trước hết xuất phát từ hệ thống cảm xúc của cá nhân trong mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng. Chỉ số EQ & nhân cách EQ là viết tắt của cụm từ “Emotional Quotient” chỉ số cảm xúc. Những người có công trong nghiên cứu chẩn đoán và đưa ra chỉ số EQ là hai nhà tâm lý học: Peter Salovey ở ĐH Yale và John Mayer ở ĐH New Hampshine (Mỹ) năm 1996. Nhưng trước đó một năm (1995), trong cuốn sách của mình (với đề tựa Emotional intelligence), nhà tâm lý học Daniel Goleman đã đề cập đến chỉ số cảm xúc trong lĩnh vực trí tuệ, còn gọi là sự thông minh của tâm hồn hoặc thông minh trong cảm xúc. Trên thực tế, ta thấy có nhiều người không thông minh về chữ nghĩa, về khoa học nhưng họ ứng xử rất nhân bản, rất được lòng người. Họ không được rèn luyện nhiều về tư duy, nhưng họ đã tự rèn luyện nhiều về cảm xúc theo hướng chân thiện mỹ.

Nhờ vậy họ vẫn thành công, ít nhất là thành công trong sự chinh phục nhân tâm, đó lại là sự thành công cơ bản nhất. Một sự rèn luyện mà được như thế có gốc gác từ giáo dục gia đình từ thuở ban sơ, từ thời còn nhỏ.

Vì sao bé bị nôn trớ và đầy hơi?

Với các loại bình sữa thông thường: Khi bé nút sữa từ những bình sữa thông thường, chân không tạo thành bên trong bình gây nên việc bị “sụp” núm vú, khiến cho dòng sữa bị chặn lại. Các em bé cần phải nhả núm ra cân bằng lại áp suất trong bình trước khi tiếp tục nút. Trong quá trình ap suất được cân bằng bằng cách không khí sẽ vào qua lỗ núm vú. Điều này gây nên hiện tượng bọt sữa, dẫn đến nguy cơ bé bị đầy hơi. Đầy hơi là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nôn trớ và quấy khóc ở trẻ sơ sinh. Chính vì thế các chuyên dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em khuyên rằng bạn nên lựa chọn bình sữa chống sặc an toàn cho bé.

(nguồn: http://belliblossom.com.vn/)

.

Mua quần áo có kiểu dáng thích hợp với bé

Bên cạnh mối quan tâm về chất lượng quần áo dành cho trẻ nhỏ, cũng như chất liệu vải có tốt hay không thì việc lựa chọn kiểu dáng sao cho phù hợp với các bé cần được chú ý hơn nữa để không gây ra sự khó chịu nào cho con của bạn.

Cần lưu ý rằng không nên chọn những bộ đồ quá nhỏ hoặc ôm sát cơ thể của bé, vì như vậy sẽ làm chúng khó khăn khi cử động và da sẽ trầy sướt, hăm đỏ nếu đó là loại vải thô cứng. Ngoài ra, cần tránh chọn áo chui đầu sẽ khó mặc cho bé, đồng thời gây ra cảm giác khó chịu, ngộp ngạt trong khi mặc vào. Tốt nhất hãy mua quần áo cho bé hay đồ cho trẻ sơ sinh với thiết kế cúc hay khuy bấm đơn giản, không mua những chiếc áo cánh, có đính hạt, cườm, cổ áo có đính ruy-băng hay những sợi dây để bảo vệ an toàn tuyệt đối cho trẻ nhỏ và tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.

.