Khi trẻ sơ sinh không thể nhận được nguồn dinh dưỡng vàng từ mẹ, lúc này cách tốt nhất là ba mẹ nên tìm nguồn sữa nào tốt cho bé để thay thế cho con. Dưới đây là một vài lưu ý khi cho bé bú sữa bình mà ba mẹ nên biết. 

1. Lưu ý vệ sinh khi cho trẻ bú bình

Khi gia đình cho trẻ bú sữa ngoài, điều quan trọng là phải chọn những nguồn sữa uy tín, chất lượng như Vinamilk. Thêm vào đó thành phần của các loại sữa này cũng tương ứng so với các chất có trong nguồn sữa mẹ, nhưng khả năng miễn dịch không cao. Vì vậy, khi chăm sóc trẻ sơ sinh ta cần lưu ý giữ vệ sinh. Nhất là vệ sinh bình sữa cho con. 

– Phương pháp vệ sinh bình sữa:

Trước khi pha sữa cho trẻ ăn, ta cần phải vệ sinh các dụng cụ và bình sữa. Thông thường bình sữa sau khi uống xong cần phải rửa ngay. Khi pha sữa cho trẻ cần phải khử trùng các đồ dùng dành cho trẻ.

– Đồ dùng dành cho trẻ:

Bình sữa gồm: Bình pha sữa (bình đại), bình uống nước hoa quả (bình trung), bình uống nước sau khi bú sữa (bình nhỏ) và thêm hai núm vú bằng cao su mềm (dự trữ). Một nồi chuyên dùng, một cốc thủy tinh, 1 khay đựng, 1 khăn trắng nhỏ bằng vải bông.

– Phương pháp khử trùng:

Sau khi rửa bình sữa bằng chổi cọ riêng (chổi bằng nhựa), ta cho các bình sữa vào nồi và đun sôi. Sau khi đun sôi từ 3 – 5 phút, ta dùng đũa (đã được khử trùng) lấy các núm vú cho vào cốc thủy tinh (đã khử trùng) tiếp tục đun từ 10 – 15 phút, thì ta lấy ra đặt vào khay (đã khử trùng) để dưới đáy xoong, cho các bình sữa vào và đổ nước đun sôi theo quy trình nếu trên. Sau khi đổ nước đi tiếp tục hong khi từ 1 – 2 phút rồi lấy ra.

Chú ý: Khi rửa bình sữa lưu ý cọ sạch bên trong và đáy bình

Sữa nào tốt cho bé trong giai đoạn sơ sinh

2. Cách pha sữa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

– Trước khi pha sữa ta phải dùng xà phòng rửa tay.

– Nước pha sữa đun sôi, sau khi sôi đun thêm 10 phút nữa rồi để nguội, nhiệt độ còn khoảng từ 60° đến 70° cho vào bình. Lượng nước cho vào bình để pha sữa căn cứ theo vạch thang đã được chia sẵn trên thân bình pha sữa rồi lấy lượng sữa pha cho trẻ tương ứng với mức nước pha trong bình theo số cân, số tháng của trẻ được ghi trên các hộp sữa, sau đó ta lắc đều.

Chú ý:

– Tuyệt đối không dùng nước đun sôi pha sữa hoặc cho sữa vào trước sau đó mói cho nước.

– Hộp sữa bột trước khi mở nắp phải được lau sạch.

– Sữa bột được pha nắp vào bình mà chưa dùng đến, phải đậy nắp và bảo quản sữa trong tủ lạnh. Khi đậy nắp không được sờ tay vào núm vú đã được khử trùng.

– Sữa bột khi pha chỉ được dùng trong 24 tiếng (có bảo quản) sau 24 tiếng nếu còn thì phải đổ đi không được cho trẻ ăn.

Khi cho trẻ bú, trước tiên ta phải nhỏ vài giọt sữa lên phía trên cổ tay thấy hơi ấm (nhiệt độ của sữa lúc này khoảng 40°), lượng sữa chảy thành giọt thì mới tiến hành cho trẻ bú.

Cho trỏ bú phải bế nằm thoải mái, đầu hơi cao một chút. Đưa núm vú từ từ vào miệng trẻ cho đến khi bé đã ngậm sâu núm vú để bú, rồi nâng nhẹ bình sữa theo hướng lên trên và hơi nghiêng để bé bú dễ dàng với lượng sữa vừa phải.

Tránh lắc mạnh bình sữa dễ tạo thành bọt và không cho bé ngậm sâu núm vú. Bé bú dễ bị mất sức vì nuốt phải không khí vào bụng.

Thời gian cho bé bú khoảng từ 15 – 20 phút.

Sau khi bé no, ta bế bé lên để đầu bé tựa vào vai mình, tay vỗ nhẹ sau lưng bé để bé ợ không khí đã nuốt phải khi bú ra ngoài. Sau đó đặt bé nhẹ nhàng xuống giường, đặt nằm nghiêng để phòng bé trớ sữa gây sặc vào đường hô hấp.

Chú ý: Trong quá trình cho bé ăn, nếu bé bị nấc ta bế bé nằm sấp và vỗ nhẹ sau lưng tránh cho bé bị sặc. Khi bế không được đu đưa hoặc lắc mạnh bé, vì bé còn non yếu, cơ thể đang phát triển hoàn thiện dần, nếu đu đưa hoặc lắc mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến não và ruột của bé.

Trẻ 4 tháng trở lên có thể cho con tập ăn dặm dần

3. Khi nào nên cho trẻ ăn dặm 

Ăn dặm (ăn bổ sung) là việc cho trẻ ăn các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ như: bột, cháo, cơm, rau, hoa quả, sữa đậu nành, sữa bò… Thời gian cho bé ăn dặm thường bắt đầu từ khi bé được 4-6 tháng tuổi.

Các bà-mẹ nên tập cho trẻ ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều. Mới đầu, bạn cho bé ăn bột loãng 5% (chừng 2 thìa bột trong 200ml nước). Tập cho trẻ ăn bột bằng thìa và ăn bổ sung vào tháng thứ 5 bằng một bát bột quấy loãng mỗi ngày. Từ 6 tháng tuổi trở lên, cho trẻ ăn cháo hoặc bột đặc (4 thìa bột trong 200ml nước).

Thức ăn phải đảm bảo chất dinh dưỡng và phù hợp theo từng tháng tuổi. Trong mỗi phần bột, bạn phải kết hợp đủ 4 nhóm thức ăn sau:

– Tinh bột (gạo, mì, ngô, khoai) cung cấp phần lớn nhu cầu năng lượng, hơn một nửa nhu cầu về đạm và vitamin mà cơ thể bé cần.

– Đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu) một phần bột cần một thìa canh loại thức ăn giàu đạm.

– Dầu mỡ rất cần cho sự phát triển của não bộ, cung cấp nhiều năng lượng, giúp hấp thụ các vitamin tan trong chất béo đồng thời làm cho bát bột mềm, dễ nuốt. Mỗi bát cho 1 thìa canh dầu.

– Rau: Các loại rau không chỉ cung cấp vitamin, sắt, các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể) mà còn cung cấp chất xơ giúp bé tránh được táo bón. Mỗi phân bột của trẻ bạn cần 2-3 thìa canh rau.

Trên đây là những thông tin hữu ích dành cho ba mẹ trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo thêm những thông tin hữu ích khác tại: https://goo.gl/NDN4DN