Shopping Cart 0 items - $0.00 0

Giấc ngủ trong 3 tháng cuối thai kỳ

Nguồn năng lượng của bạn sẽ có thể giảm xuống khi bạn ở tháng thứ 9 của thai kỳ. Do đó, bạn có thể bắt đầu hoạt động chậm lại. Đây là một hiện tượng bình thường. Điều quan trọng là bạn cần phải nghỉ ngơi đủ ngay cả khi có thể việc chìm vào giấc ngủ đối với bạn sẽ trở nên khó khăn hơn khi cơ thể bạn lớn hơn. Những cử động của thai nhi, việc phải chạy vào toilet thường xuyên và sự tăng chuyển hóa của cơ thể có thể làm giấc ngủ trở nên khó khăn hơn. Hãy thử những cách sau để có thể ngủ được trong 3 tháng cuối thai kỳ:

  • Giảm stress. Tránh ăn nhiều trong vòng 3 giờ trước khi ngủ. Tập những bài vận động nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ. Tránh ngủ quá lâu vào ban ngày Hãy nói chuyện với chồng, bạn, bác sĩ, hoặc nữ hộ sinh để làm
  • Dinh dưỡng và ăn uống: Nhu cầu năng lượng của mẹ lúc này là 2550 kcal/ngày, tăng 350 kcal so với mức bình thường. Bổ sung đạm, tinh bột, chất béo từ các nguồn thức ăn như đậu tương, đậu xanh, vừng lạc, thịt cá¼ để tăng đủ lượng dưỡng chất cho cơ thể
  • Tiếp tục duy trì chế độ ăn uống sạch sẽ, tránh chất kích thích (caffein, cồn¼) và các thực phẩm có nguy cơ nhiễm thủy ngân, nhiễm chất độc hại. – Nên uống nhiều nước lọc, hạn chế đồ uống ngọt hoặc có ga
  • Nên ăn đều và có bữa phụ, tránh bỏ bữa hoặc ăn kiêng – Bổ sung vitamin D từ thức ăn, đặc biệt là mùa đông
  • Thuốc và vitamin: Các loại vitamin, khoáng chất vẫn có vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là để phát triển cho thai nhi, vì vậy các loại vitamin A,B,C,D¼, các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm¼ vẫn hết sức cần thiết. – Sử dụng thuốc vẫn phải theo chỉ định, không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả Đông Y.
  • Tránh những loại thuốc nhuộm tóc, thuốc bôi mặt¼
  • Có thể bổ sung vitamin, khoáng chất theo nhu cầu, chẳng hạn vitamin D vào mùa đông, magiê nếu bị chuột rút, mất ngủ¼
  • Khám thai Tiếp tục đi khám thai đều đặn. Trong ba tháng cuối thai kỳ, các thai phụ thường đến gặp bác sĩ thường xuyên hơn. Từ tuần thứ 30 đến 38 của thai kỳ, hầu hết các bác sĩ sẽ đề nghị các thai phụ đến khám vào mỗi 2 tuần một lần. Sau 38 tuần, các thai phụ sẽ đến khám thai mỗi tuần 1 lần cho đến lúc sinh. Khi sắp đến ngày sinh, hãy nêu những thắc mắc và những mối lo lắng của mình về quá trình sinh nở. Bạn và bác sĩ sẽ thảo luận với nhau về cách sinh của bạn. Một số thai phụ cần phải được mổ lấy thai. Đây là một phẫu thuật rạch một đường trên bụng và tử cung của bạn để lấy em bé ra. Nếu bạn quyết định không sinh mổ mà sinh qua đường âm đạo, bạn nên trao đổi với bác sĩ về những mặt phải và trái của việc giảm đau. Một số thai phụ chọn cách giảm đau và một số khác lại muốn sinh con một cách tự nhiên, không cần giảm đau.