Chăm sóc trẻ sơ sinh không phải là điều dễ dàng đối với các bậc phụ huynh, nhất là việc phải chọn sữa nào tốt cho bé cũng như chăm sóc con như thế nào là đúng cách. Dưới đây là những thông tin hữu ích giúp ba mẹ giải đáp những câu hỏi trên.

1. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh trong tháng thứ nhất

– Biểu hiện của trẻ:

Biết mở miệng, tìm kiếm núm vú, bú và nuốt.

Bỏ nắm tay vào miệng.

Khi tỉnh táo, bé sẽ nhìn vào mặt bạn và nghe bạn nói.

Duỗi thẳng tay chân.

Biết nghiêng người.

Nắm lấy ngón tay bạn.

Bắt đầu giáo tiếp với bạn bằng cách khóc khi đói, buồn chán hay không thoải mái.

Ngủ suốt ngày, chỉ thức khoảng 2-3 tiếng để bú

– Những thay đổi quan trọng:

Khả năng nhìn của bé bắt đầu được kiểm soát tốt hơn vì các cơ mắt phát triển. Tuy vậy, các cơ mắt vẫn phát triển chưa hoàn chỉnh nên cử động mắt đôi khi không đồng bộ.

Tính cách cá nhân bắt đầu biểu hiện. Một bé có thể gây ồn ào và không kiên nhẫn trong khi đó, bé khác thì im lặng dễ chịu.

Vào cuối tháng, nụ cười đầu tiên của bé có thể xuất hiện đáp lại sự âu yếm, chuyện trò, thủ thỉ của bạn. Bé bắt đầu là một thành viên của xã hội

Những cữ bú của bé dần dần đúng giờ giấc hơn những tuần đầu tiên.

– Những cách giúp trẻ phát triển:

Hãy tạo nhiều bộ mặt khi gần bé. Cố làm theo những tiếng động và bộ mặt bé làm.

Hãy nói chuyện nhẹ nhàng vào tai bé. Cho bé nghe nhạc.

Nâng bé lên vai bạn để bé có thể thấy xung quanh. Đỡ đầu khi ẵm bé.

Cho bé thấy những bức tranh và những mẫu hình đơn giản có màu sáng và có trang trí, cách mặt bé khoảng 20-30 cm.

Treo những vật quay nho nhỏ hay đồ chơi màu sáng ở nôi bé.

Ẵm bé lên, chăm sóc, hôn và vuốt ve bé. Nói chuyện với bé, gọi tên bé.

– Nuôi dưỡng bé:

Cho bé bú sữa mẹ, nhưng nếu mẹ không đủ sữa hoặc vì lí do nào đó mà bé phải xa mẹ thì có thể cho bé bú sữa công thức của những thương hiệu lớn như Vinamilk, cho bé bú khoảng 150ml sữa/kg mỗi ngày.

Hãy làm cho bé dễ chịu trước khi bú, thay tã cho bé và cần thấy chắc chắn rằng bé đang thức và sẵn sàng để bú.

Cho bé ợ hơi ít nhất 1 lần khi cho bú, giữ bé trên vai và vuốt lưng cho bé.

Cho bé uống vitamine bổ sung nếu bác sĩ có chỉ định.

– Chăm sóc bé:

Thay tã cho bé thường xuyên. Bé ở tuổi này thường đi tiêu khoáng 2-4 lần mỗi ngày, thường ngay sau khi bú xong. Bé bú bình có thể đi tiêu 1 ngày 1 lần hay hai ngày 1 lần. Điều quan trọng là bạn phải xem phân bé có tốt hay không.

Cắt móng tay cho bé để bé không tự cào xước mình.

Bảo đảm rằng bé được đặt trên 1 cái ghế an toàn theo quy định nếu như bạn chở bé đi xe hơi

Khi bé-khóc bạn hãy ẩm bé lên và nói nhẹ nhàng với bé hay vuốt ve đầu, lưng, tay chân bé.

Mang bé bằng một cái địu vải phía trước ngực nếu bạn có thể. Sự tiếp xúc và sự ấm áp giúp trẻ có cảm giác an toàn, che chở và sự di chuyển cũng giúp bé phát triển tốt cảm giác cân bằng.

Hãy chọn cho bé một bác sĩ, một người mà bạn có thể tin cậy và giao tiếp được. Bạn nên biết những thông tin về bác sĩ để làm sao có thể đưa bé đến gặp bác sĩ sớm nhất trong trường hợp khẩn cấp. Nên nhớ rằng bạn cần đưa bé đi kiểm tra 1 tháng sau khi sinh.

Nếu bạn đã có bé lớn, cố gắng dành thời gian cho bé lớn, bé sẽ ít ganh tị với em và tự tin hơn khi bé lớn cảm thấy rằng mình cần ngồi gần và chăm sóc em.

Luôn để sẵn những số điện thoại khẩn cấp cạnh điện thoại: cảnh sát, phòng chữa cháy, bác sĩ, cứu thương…

Sữa nào tốt cho bé giúp con ngủ ngon và phát triển tốt là nỗi niềm của ba mẹ

2. Chăm sóc bé ở tháng thứ 2

– Biểu hiện của trẻ:

Nhận biết những gương mặt và giọng nói khác nhau. Cho thấy đáp ứng của bé khi bé thích một món đồ chơi nào đó.

Theo dõi những cử động bên ngoài. Thích thú khi nhìn những màu sáng, vật thể 3 chiều.

Mở tay ra thường xuyên hơn, nhiều hơn là cứ nắm tròn tay lại.

Thích thú các đồ chơi. Có thể thích thú một cách im lặng.

Giữ các vật vài giây trước khi buống xuống.

Xác định sở thích tư thế ngủ của mình.

– Những thay đổi quan trọng:

Bé bắt đầu thể hiện nhiều loại cảm xúc hơn, bao gồm: hài lòng, mong đợi và không hài lòng.

Bây giờ, bé bắt đầu biết đến sự dỗ dành của những giọng nói thân quen và việc ẵm bồng.

Thời gian bú và ngủ cũng đều đặn hơn. ở tháng này, bé có thể bắt đầu ngủ cả đêm nhưng có vài bé vẫn thức dậy để đòi bú.

Cử động của bé đã đều đặn hơn do hệ thần kinh đã phát triển mặc dù bé cử động vẫn chưa thật đồng bộ. Sự điều khiển đầu của bé được cải thiện hơn.

Cảm giác của bé cải thiện tốt hơn, ví dụ như bé sẽ nhìn tới hướng có tiếng động hấp dẫn hoặc bắt đầu múm miệng khi thấy bình sữa.

– Cách giúp bé phát triển:

Khi bạn muốn bé chú ý, hãy nói chuyện nhẹ hành với bé bằng giọng cao và nhìn thảng vào bé. Khi bạn muốn bé yên lặng, hãy nói với bé bằng giọng trầm hơn. Hãy nói chuyện thường xuyên với bé.

Lắc nhẹ cái lục lạc gần đầu bé. Đu đưa 1 đồ chơi sáng màu trước mặt bé khoảng 10cm. Nói với bé bạn đang làm gì.

Kêu tên bé nhẹ nhàng bên tai. Thì thầm với bé đến khi bé di chuyển mắt hay cố gắng quay đầu để nhìn thấy bạn, làm như vậy ở từng bên tai .

Nếu thời tiết cho phép, hãy đưa bé ra ngoài mỗi ngày. Bây giờ là thời gian tốt nhất đé thiết lập 1 cuộc đi dạo hàng ngày.

Hãy ôm bé. nói chuyện, vuốt ve và yêu thương bé.

– Nuôi dưỡng bé:

Hãy cho bé bú sữa mẹ hoặc bú sữa công thức trong những trường hợp cần thiết, không nên cho bé uống sữa tươi.

Cho bé bú khoảng 5 lần mỗi ngày, bé bú được khoảng 150ml/kg cân nặng mỗi ngày.

Không bỏ bột ngũ cốc loãng hay thức ăn nấu nhuyễn vào sữa trong thời gian này. Bé còn rất nhỏ để có thể tiêu hoá được những thức ăn không phải là sữa.

– Chăm sóc bé:

Tránh cho con bạn khỏi bị té ngã trong thời gian này. Đừng để bé trên bàn hoặc những nơi không kiểm soát được. Đừng để ghế của bé gần những nơi mà bé có thể kéo lấy và làm đổ.

Tránh cho bé bị rôm sảy vì tã bằng cách lau rửa bé mỗi khi thay tã và bảo vệ làn da nhạy cảm của bé bằng một lớp mỏng phấn em bé.

Khi tắm cho bé, hãy lót trong chậu tắm một khăn tắm để tránh trường hợp bé bị trượt trong chậu. Giữ chắc bé, lau tai, mắt và mũi bé nhẹ nhàng bằng khăn mềm, không dùng khăn cứng để lau cho bé

Đưa bé đi tiêm ngừa và kiểm tra sức khỏe.

Sữa dành cho trẻ sơ sinh phải đảm bảo dinh dưỡng và đủ chất lượng cho con

3. Cách chăm bé trong tháng thứ ba

– Biểu hiện ở trẻ:

Giao tiếp với thế giới bên ngoài nhiều hơn qua những tiếng thầm thì, gù gù và biểu thị qua nét mặt. Khóc ít hơn.

Đáp ứng với nhiều loại kích thích khác nhau. Thích những vật thể có nhiều màu sắc và kiểu dáng. Thích chơi với những đồ chơi như cái lục lạc, trái banh mềm, đồ chơi để bé ôm ấp…

Cố vươn tới một vài đồ vật, túm lấy và nắm giữ chúng trong vài giây.

Nhìn theo những vật di chuyển chậm, đặc biệt là những vật di chuyển ngang từ bên này sang bên kia. Quay đầu để giữ cho vật nằm trong tầm mắt.

Nghiêng người khi được nằm sấp và cố nâng đầu lên.

– Những thay đổi quan trọng:

Bé đang cố gắng kiểm soát nhiều hơn đầu và thân. Những chuyển động ít loạng choạng hơn.

Hệ thần kinh của bé đang trưởng thành rất nhanh. Bé có thể phối hợp giữa nhìn, nắm giữ và mút, điều này có nghĩa là bé cố đưa hết mọi thứ vào miệng bé.

Bé bắt đầu thích thú với đôi bàn tay và những ngón tay của mình và ngắm nhìn chúng thật nhiều. Bé bắt đầu vươn tay tới những vật thể hấp dẫn.

Khả năng về thị giác của bé đã phát triển gần như hoàn chỉnh. Bé có thể nhìn từng chi tiết của các vật thể.

Giờ giấc ăn, ngủ và tỉnh táo vui chơi của bé ngày càng đều đặn hơn.

– Cách giúp bé phát triển:

Khi nói chuyện với bé, bạn hãy nhìn trực tiếp vào mắt bé. Khuôn mặt bạn khi nhìn thẳng sẽ có ý nghĩa với bé nhiều hơn là nhìn nghiêng.

Cho bé xem nhiều vật thể khác nhau. Để gần bé những vật thể có màu sáng và hấp dẫn để nhìn, nghe hay sờ nhưng phải lớn để bé không bỏ chúng vào miệng. Khuyến khích bé vươn tới vật thể đó hay chạm tới chúng.

Đưa cho bé một cái lục lạc nhỏ và chỉ cho bé cách lắc nó như thế nào để gây ra âm thanh.

Khi có thể, bạn bế bé lên một cách an toàn trong lòng để bé có thể tiếp xúc, nhìn thấy quang cảnh xung quanh.

Mỗi khi bạn hài lòng hay thích thú với những gì bé làm hãy khen bé và gọi tên bé.

Đu đưa bé và hát cho bé nghe. Hãy cho bé thật nhiều quan tâm và yêu thương.

– Nuôi dưỡng bé:

Hãy nuôi bé bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức thích hợp để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé. Không được cho bé uống sữa tươi.

Nếu bạn nuôi bé bằng sữa binh, nên ẵm bé trong lúc cho bé bú. Đừng bao giờ dựng ngược chai sữa lên.

Trừ phi bác sĩ yêu cầu, bạn không nên cho bé ăn dặm vào tuổi này.

Trên đây là những chia sẻ cần thiết cho các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc bé, nhằm giúp phụ huynh giải đáp những thắc mắc: chăm sóc trẻ như thế nào là đúng đắn cũng như những nguồn sữa nào tốt cho bé, giúp bé phát triển toàn diện. Ngoài ra, các bậc cha mẹ có thể tham khảo thêm những thông tin hữu ích khác về trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để có cách nuôi dạy con tốt hơn: https://goo.gl/isVxs4