Nỗi lo bé biếng ăn trong giai đoạn ăn dặm vẫn luôn khiến các bà mẹ đau đầu. Vậy, bé biếng ăn phải làm sao? 

Kiến thức về ăn dặm giúp mẹ giải quyết vấn đề bé biếng ăn phải làm sao

Hiện có ba phương pháp ăn dặm phổ biến mà các mẹ Việt Nam hay áp dụng cho bé, đó là: ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm bé chỉ huy (Baby Led Weaning). Các mẹ có thể tham khảo các kiểu ăn dặm để tìm được ưu điểm và khuyết điểm thích hợp cho bé biếng ăn phải làm sao

Ăn dặm truyền thống

Ăn dặm truyền thống đặc trưng với cách nấu bột, cháo lẫn với thịt, rau thành một bữa ăn đủ dinh dưỡng cho bé; tiến độ ăn thô di dần dần từ bột đến cháo vỡ, cháo nguyên hạt, đến cơm nát và cơm như người lớn, kéo dài từ 6 tháng đến khi bé được khoảng 2 tuổi. Bé thường được cho ăn trước hoặc sau bữa ăn của cả nhà nên bữa ăn thường kéo dài.

Ưu điểm:

+ Đảm bảo cho bé bữa ăn đủ dinh dưỡng, đủ cả 4 nhóm thực phẩm.

+ Dạ dày bé không phải làm việc quá sức sớm.

+ Việc chế biến của mẹ cũng không mất quá nhiều thời gian.

Nhược điểm:

+ Bé khó cảm nhận được mùi vị riêng của từng loại thức ăn, dẫn tới chóng ngán.

+ Bé biết ăn thô muộn, nhất là khi mẹ không để ý đến việc tăng độ thô thức ăn dần dần cho bé.

+ Bé không có thói quen ăn uống tập trung.

Bé biếng ăn phải làm sao luôn là nỗi lo của các bà mẹ

Ăn dặm bé chỉ huy

Phương pháp này phổ biến ở các nước châu Âu và Mỹ. Đặc trưng của ăn dặm theo cách này cho bé ăn thô như người lớn ngay từ đầu, không nấu cháo nấu bột. Bé ăn cùng bàn cùng bữa với người lớn. Bé không dùng thìa dĩa, mẹ chỉ bày một số món ra và bé sẽ tự quyết định ăn gì.

Ưu điểm:

+ Bé ăn thô sớm.

+ Bé sớm khám phá được mùi vị, màu sắc, kết cấu của từng loại thức ăn.

+ Bé hình thành thói quen ăn tự giác, tập trung, đúng giờ sớm.

+ Mẹ không mất công chế biến nhiều.

Nhược điểm:

+ Thời gian dầu bé có thể ăn được rất ít, bé tăng cân chậm.

+ Đồ ăn to cũng gầy nguy cơ bé bị hóc nghẹn nhiều hơn.

+ Mẹ mất nhiều thời gian dọn dẹp “chiến trường” của bé.

+ Mẹ chịu nhiều áp lực từ gia đình và người xung quanh.

Ăn dặm kiểu Nhật

Ăn dặm kiểu Nhật chú trọng việc chế biến từng loại thức ăn riêng biệt như tinh bột, rau củ, thịt cá đều phải nấu thành món chứ không trộn lẫn vào nhau. Ăn dặm kiểu Nhật giúp bé ăn thô sớm, 1 tuổi đã có thể bắt đầu ăn cơm.

Ưu điểm:

+ Giúp bé cảm nhận được mùi vị của từng loại thức ăn.

+ Bé có khả năng ăn thô sớm hơn.

+ Bé ăn nhạt

+ Không ép ăn, bé ngồi ghế ăn, tập trung vào việc ăn, không ăn rong hoặc không vừa ăn vừa chơi.

Nhược điểm:

+ Mẹ mất nhiều thời gian để chế biến các món. Các bà mẹ Nhật sau khi sinh thường nghỉ hẳn ở nhà chăm con nên có thể thực hiện chế độ ăn uống này cho bé.

+ Giai đoạn đầu bé tập ăn khá khó khăn nên bé có thể tăng cân chậm.

+ Mẹ chịu nhiều áp lực khi cho bé ăn theo phương pháp này.

Như vậy, mỗi phương pháp đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng, mẹ có thể lựa chọn phương pháp nào hợp với bé và hợp với điều kiện của mẹ. Mẹ có thể tìm hiểu các phương pháp để giúp giải quyết vấn đề bé ăn dặm, bé biếng ăn phải làm sao

Mẹ có thể tham khảo nhiều cách ăn dặm để tìm ra giải pháp cho bé biếng ăn phải làm sao

Hiện nay phương pháp ăn dặm kiểu Nhật vì tính khoa học và văn minh nên được nhiều mẹ làm theo. (Thực tế là lối ăn uống của người Nhật không chỉ trẻ con nên áp dụng mà người lớn cũng có nhiều điều phải học hỏi).

Tuy nhiên nếu khả năng ăn của bé không đáp ứng được lối ăn dặm đó thì mẹ cũng không nên cứng nhắc. Nếu bé chưa thể ăn thô được, hoặc không thích ăn riêng từng món thì không cần cố ép bé. Điều quan trọng cuối cùng là bé có được những bữa ăn ngon miệng, vui vẻ và đầy đủ dưỡng chất để phát triển.

Mẹ có thể học cách của nhiều mẹ, tận dụng thế mạnh của mỗi phương pháp để tạo ra một “kiểu của con” hợp lý nhất để giải quyết vấn đề bé biếng ăn phải làm sao. Ví dụ vẫn chế biến kiểu truyền thống nhưng chú ý các bước ăn thô đúng thời điểm, cho bé ăn nhạt, cho bé ăn tập trung thay vì đi rong, vừa ăn vừa chơi. Hoặc nếu mẹ đi làm, bé ở với ông bà thì ban ngày bé ăn kiểu truyền thống, còn buổi tối mẹ có thể cho bé ăn theo cách khác.

Bé biếng ăn phải làm sao? Có nên ép con ăn? 

Tình trạng ép con ăn khá phổ biến trong các gia đình Việt Nam. Có lẽ xuất phát từ nỗi ám ảnh về vóc dáng của bé và từ quan niệm phổ biến trong xã hội “nặng cần là khỏe mạnh” mà nhiều bố mẹ dùng đủ cách để bé chịu ăn: đi ăn rong, vừa ăn vừa chơi, vừa ăn vừa xem ti vi, nịnh nọt, dọa nạt.

Trên thực tế, việc ép bé ăn chỉ là để thỏa mãn ý muốn của bố mẹ, ông bà chứ không phải là nhu cầu của bé. Từ trong bản năng, bé biết mình khi nào cần ăn và ăn bao nhiêu là đủ. Việc ép ăn có thể để lại những hậu quả xấu:

Gây tổn thương tâm lý cho bé: bé luôn ở trong trạng thái sợ hãi, đau khổ, ức chế vì bị ép ăn, nhiều bé phản kháng bằng những biểu hiện cộc cằn, hung dữ, quậy phá.

Tạo thói quen xấu trong ăn uống: việc ép ăn khiến bé chỉ còn ăn vì sợ, ăn vì được thưởng chứ không còn ăn vì ham muốn, vì thấy thức ăn ngon. Về lâu dài, không có gì lạ khi bé ngày càng chán ăn và biếng ăn.

Gây nguy cơ béo phì và lồng ruột cao: bé bị ép ăn sẽ có nguy cơ béo phì 31,4% so với các bé khác, kéo theo đó là nguy cơ về các bệnh tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp, gout khi bé trưởng thành. Những bé bụ bẫm, bi ép ăn nhiều khiến nhu động ruột phải hoạt động nhiều cũng có nguy cơ bị lồng ruột cao.

Không nên ép con ăn, hãy không gian thoải mái giúp bé ăn ngon miệng

Trong giai đoạn ăn dặm mà bé biếng ăn phải làm sao? Bên cạnh việc ăn dặm, mẹ cần cho bé uống thêm sữa, đặc biệt với những bé biếng ăn bởi biếng ăn kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Bạn có thể tham khảo các dòng sữa của Vinamilk để cung cấp thêm dưỡng chất cho bé. 

Để biết thêm kiến thức xoay quanh bé biếng ăn phải làm sao bạn có thể tham khảo tại đây