“Bé bị táo bón phải làm sao?” là câu hỏi gây đau đầu các ông bố bà mẹ khi bé con của mình rơi vào tình trạng khó chịu trên. Vậy câu trả lời nào hữu ích cho bố mẹ?

Nhận diện vấn đề táo bón ở trẻ 

Táo bón là khi trẻ đi ngoài phân rắn và khô hoặc khoảng cách 2 lần đại tiện quá xa, thường là trên 3 ngày, trẻ biếng ăn hay ăn không tiêu, bụng chướng, đầy hơi và đau bụng. Có nhiều nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ

Táo bón do nguyên nhân ăn uống: Những nguyên nhân do vấn đề ăn uống rất đa dạng như con chưa ăn đủ lượng thức ăn cần hay cách pha sữa cho con chưa đúng cách cũng như lượng chất xơ trong chế độ dinh dưỡng thiếu trầm trọng. Thỉnh thoảng thì việc mẹ bị táo bón nhưng vẫn cho con bú cũng là một nguyên nhân gây khiến bé bị táo bón.

Táo bón do yếu tố tâm lý: Thường hay gặp ở trẻ mẫu giáo. Do bé ngại xin phép cô giáo hoặc sợ bẩn không muốn đi đại tiện, sau vài lần làm cho đại tràng dãn to vì vậy phân phải tích nhiều ngày mới đủ kích thích đại tràng gây phản xạ đi ngoài. Trẻ thường đi ngoài phân khuôn to như người lớn, phân cứng và khô.

Táo bón do dùng thuốc: Hay gặp khi trẻ bị ốm phải dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc ho có codein, viên sắt…

Bệnh toàn thân: Trẻ còi xương (do trương lực cơ giảm làm cho nhu động ruột kém, phân phải lưu chuyển lâu trong lòng ruột), trẻ suy dinh dưỡng do biếng ăn nên thường ăn ít dẫn đến tình trạng “đói” phân, mấy ngày trẻ mới đi ngoài một lần. Các bé bị thiếu máu thường phải uống viên sắt cũng là nguyên nhân gây táo bón.

Bệnh ngoại khoa, tiêu hóa: Dị tật bẩm sinh như phình to đại tràng, hẹp ruột, hẹp hậu môn, nứt kẽ hậu môn.

Nhận diện vấn đề: bé bị táo bón phải làm sao?

Cách điều trị cho bé bị táo bón

Chế độ ăn uống

Tùy theo từng nguyên nhân mà phụ huynh tìm cách điều trị, nhưng điều chỉnh lại chế độ ăn vẫn là quan trọng nhất:

Uống nhiều nước: Cách điều trị này đơn giản và dễ làm, phù hợp với hầu hết các bé. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi vẫn còn bú mẹ thì nếu bị táo bón, mẹ có thể cho trẻ uống khoảng 100 – 200 ml nước/ngày.

Ăn nhiều rau xanh và quả chín: Chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng như rau lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối, cam, bưởi… Hầu hết các bé đều lười ăn rau xanh và hoa quả, do đó cha mẹ cần tập cho trẻ xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, bao gồm nhiều chất xơ và vitamin từ rau xanh và trái cây ngay từ khi còn nhỏ.

Chọn loại sữa không gây táo bón: Có bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền (đối với trẻ nuôi sữa ngoài).

Không nên ăn các loại hoa quả có vị chát như ổi, hồng xiêm, bánh kẹo, nước uống có gas, cà phê…

Điều trị táo bón cho mẹ: nếu mẹ bị táo bón khi nuôi con bú phải điều trị kịp thời, cách tốt nhất là điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ.

Ngoài ra cần có chế độ luyện tập:

+ Tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn như chạy nhảy nô đùa, tập thể dục, thể thao (trẻ lớn).

cho bé vận động để mẹ không phải băn khoăn về câu hỏi "Bé bị táo bón phải làm sao"

+ Xoa bụng cho trẻ: Theo khung đại tràng từ phải qua trái ngày 3 – 4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa ăn (trẻ dưới 1 tuổi).

+  Mẹ cần phải tập cho bé đi đại tiện theo thời gian được sắp xếp. Để giúp trẻ đi đại tiện theo đúng giờ đã quy định thì mẹ có thể cho trẻ nhỏ xi ị hoặc cho ngồi bô vào đúng giờ đó trong ngày.

+ Điều trị các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu nếu có.

+ Dùng thuốc: Thuốc nhuận tràng, men tiêu hóa vi sinh, vitamin C theo toa của bác sĩ.

Cách phòng ngừa bệnh táo bón cho trẻ

Câu trả lời hiệu quả nhất cho câu hỏi “Bé bị táo bón phải làm sao?” là thông qua đường ăn uống của trẻ, bổ sung chất xơ để trẻ không còn lâm vào tình trạng táo bón khiến bố mẹ lo lắng nữa.

Đối với các trẻ bắt đầu ăn cơm hạt, bạn sẽ phải đương đầu với khó khăn khi phải bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong một bữa. Có một số trẻ thích ăn rau, nhưng một số trẻ thích ăn thịt, cá… thậm chí có trẻ chỉ thích ăn cơm nhạt hoặc chan nước rau với một ít nước mắm. Chính vì trẻ không ăn đủ rau, nên sẽ dẫn đến tình trạng thiếu chất xơ, muối khoáng, vitamin và bị táo bón.

Dưới đây là một số kinh nghiêm giúp bạn và trẻ khắc phục tình trạng này:

Cho bé ăn rau xay nhuyễn trong thời gian đầu. Đảm bảo cho bé ăn đủ lượng rau cần thiết và giúp bé có thói quen ăn rau. Bạn có thể nấu súp rau, nấu chín các loại rau rồi xay nhuyễn cho bé ăn trước hoặc sau các bữa ăn.

cho bé ăn rau nhuyễn trong thời gian đầu để tăng cường chất xơ để mẹ không còn lo bé bị táo bón phải làm sao

Cắt nhỏ và nấu nhừ các loại rau. Thông thường, các bé không thích ăn rau bởi rau khó nhai. Vì vậy, bạn nên cắt nhỏ và luộc nhừ các loại rau và cho bé tập ăn.

Làm cho đĩa rau của bé trở nên vui mắt. Các bé sẽ cảm thấy ngon miệng hơn nếu bạn chế biến cho đĩa rau của con nhiều màu sắc và hình dáng khác nhau. Ví dụ, có thể luộc một ít rau muống cắt nhỏ rồi bày thêm bên cạnh vài miếng cà rốt tỉa hoa đã luộc nhừ hoặc vài hạt đỗ ninh nhừ xếp làm nhụy và rải rau xung quanh để làm cánh hoa.

Làm gương. Bé thường hay thích bắt chước các nhân vật hoạt hình và người khác. Nếu được, bạn có thể cho bé xem phim hoạt hình Popeye để xem chú Popeye ăn rau sẽ chóng lớn như thế nào.

Thức ăn dùng để bốc. Bạn nên chuẩn bị các loại rau, củ, quả để bé nhón bằng tay khi bé đói, hoặc chuẩn bị rau, củ, quả cho bữa phụ.

Bổ sung thêm hoa quả. Một số bé không thích ăn rau nhưng lại thích ăn hoa quả, bạn nên cho con ăn thêm hoa quả vào sau các bữa ăn hoặc ăn thành một bữa phụ trong ngày.

Bên cạnh đó, mẹ hãy bổ sung thêm các chất xơ tiêu hóa hòa tan và hệ men vi sinh có trong sữa Vinamilk giúp tăng vi khuẩn có lợi, ức chế vi khuẩn có hại, hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh, giúp nhuận tràng, tăng khả năng hấp thụ các dưỡng chất thiết yếu.

Chúc mẹ không còn đau đầu hỏi “Bé bị táo bón phải làm sao?” mỗi khi bé yêu mắc phải nữa nhé!