Shopping Cart 0 items - $0.00 0

Hãy nuôi dưỡng ước mơ của trẻ

 

Từ những quan sát so sánh như thế, tôi đi đến kết luận là tất cả những học sinh giỏi và có động lực phấn đấu đều là những người có tính mục tiêu rất cao. Chúng biết mình muốn gì.

 

Tôi cũng nhận ra yếu tố quan trọng nhất không phải là mục tiêu ngắn hạn trong học tập mà chính mục tiêu lâu dài trong cuộc sống mới là bệ phóng giúp chúng thành công. Chúng đặt ra cho bản thân những mục tiêu cao siêu trong cuộc sống như: xây dựng một đế chế tỉ đô, noi gương Donald Trump, trở thành thủ tướng chính phủ hoặc nhà di truyền học để giúp hệ sinh thái. Hay trong trường hợp cậu học sinh đầu tiên mà tôi hỏi thì cậu muốn tìm ra phương thuốc trị bệnh ung thư. Những ước mơ táo bạo đầy cảm hứng này thúc đẩy chúng tiếp tục học tập và đạt điểm cao hơn, cao hơn nữa. Chúng coi thành tích học tập là phương tiện giúp chúng biến ước mơ thành hiện thực. Ngược lại, những học sinh kém không có mục tiêu rõ ràng. Đơn giản chỉ vì chúng không dám nuôi mơ ước. Khi được hỏi tại sao chúng phải học, chúng sẽ trả lời: “Em học vì em không có lựa chọn nào khác”, “Em học để cha mẹ em vui”, “Em phải học nếu không muốn nghe mẹ em la rầy”. Nói cách khác, chúng không học cho mình hay cho ước mơ của mình mà học để cha mẹ khỏi rầy rà chúng.

 

Rõ ràng, khi chúng ta làm một việc gì đó không phải cho mình mà cũng chẳng có đích nhắm nào cụ thể, ta sẽ không dành nhiều tâm sức cho nó và kết quả đạt được cũng chỉ là chuyện “hên xui”.

Với tư cách làm cha làm mẹ, chúng ta có thể làm gì để giúp con cái có tầm nhìn cao rộng trong tương lai, hành động vì ngày mai, đặt ra những mục tiêu rõ ràng và mạnh mẽ cho bản thân chúng?

 

Sau đây là một số phương pháp đã được thử nghiệm và chứng minh là có hiệu quả:

 

Khuyến khích con cái sống có ước mơ Những người thành công trong vai trò cha mẹ luôn động viên con cái nuôi những mơ ước lớn, cho dù thoạt nghe nó có vẻ điên rồ đến mức nào chăng nữa. Họ thường nói những câu như, “Con có thể làm được nếu con toàn tâm toàn ý làm việc đó”, “Con có thể trở thành người mà con muốn và làm bất cứ việc gì trong đời”.

 

Lịch sử cho biết, nhiều người đạt được kỳ tích trong đời một phần là nhờ vào những bậc cha mẹ luôn tin tưởng con và biết cách truyền cảm hứng cho con trong việc xây dựng những ước mơ cao đẹp. Tiger Woods trở thành người chơi gôn giỏi nhất thế giới cũng một phần nhờ cha anh bao giờ cũng ủng hộ và hỗ trợ con hết mình. Vào năm tám tuổi, khi Tiger nói rằng anh muốn trở thành người chơi gôn số một thế giới, cha anh không những không bảo “con điên à” mà còn nói “Cha không mảy may nghi ngờ về việc con sẽ trở thành người chơi gôn giỏi nhất thế giới”. Nhờ sự động viên ấy mà Tiger cố gắng không ngừng và 13 năm sau đã chứng minh rằng cha anh nói đúng! Trong những năm 1940, vào lúc 12 tuổi, cậu bé Neil nói với mẹ rằng, một ngày nào đó cậu sẽ bay lên Mặt Trăng và dạo chơi giữa các vì sao. Mẹ cậu đáp lại rằng, cậu sẽ làm được bất cứ việc gì một khi dốc tâm làm việc đó. Vâng, chúng ta biết rằng lịch sử ngành khoa học nghiên cứu không gian giở sang một chương mới khi Neil Amstrong trở thành người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng.

 

Bạn thử tưởng tượng chuyện gì xảy ra nếu mẹ cậu trả lời con trai theo thói thường của một phụ huynh như: “Con có điên không đấy? Đừng ngồi đó mà mơ mộng hão huyền!” Nếu thế, rất có thể Amstrong sẽ không bao giờ là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Chỉ là bước đi nhỏ của con người, nhưng là bước nhảy vĩ đại của nhân loại”. Những bậc phụ huynh nuôi dạy con không đúng cách thường có khuynh hướng kéo thấp ước mơ của con cái xuống, dè bỉu và bảo chúng rằng “Hãy tỉnh mộng đi”. Việc làm vô tình này, tiếc thay đã bóp chết ước mơ bay bổng của rất nhiều đứa trẻ chưa biết chừng sẽ làm nên nghiệp lớn. Họ thường nói những câu đáng nản lòng như thế này một cách vô thức: “Học như thế mà đòi làm bác sĩ à?”, “Con có tỉnh táo không đấy?”, “Hừm, lười biếng như con mà mơ làm triệu phú, đúng là đồ điên!” Cũng có người đặt câu hỏi cho tôi, “Nếu ước mơ của con tôi quá hão huyền như trở thành phi công vũ trụ thì sao?”, “Con tôi còn quá nhỏ làm sao biết là chúng thật sự muốn gì?” Thậm chí nếu ước mơ của con bạn dường như hoang đường đi chăng nữa thì cũng chẳng có hại gì. Điều quan trọng là những ước mơ cao đẹp có tác dụng truyền cảm hứng cho trẻ, đặt chúng vào một trạng thái tinh thần đầy hăng say, thúc đẩy chúng học tập và vươn lên trong cuộc sống. Con bạn muốn trở thành phi hành gia ư? Thế thì cháu nó sẽ nhiệt tình học các môn Vật lý, Toán học và Ngoại ngữ, nào có thiệt hại gì!

 

Ước mơ của con cái có thay đổi khi chúng lớn lên không? Tất nhiên rồi, và hầu như ai cũng thế! Nhưng điều này không có hại gì, các mục tiêu trong cuộc sống luôn ở trong trạng thái vận động, không đứng yên một chỗ. Điều quan trọng là vào bất cứ 158 Con Cái Chúng Ta Đều Giỏi Adam Khoo & Gary Lee thời điểm nào trong đời, con cái chúng ta cũng phải có mục tiêu để đi tới và ước mơ của chúng có tác dụng như tấm biển chỉ đường, như làn gió nâng cao đôi cánh diều và làm cho mỗi ngày trôi qua trong đời chúng đều có ý nghĩa.