Chất béo là một chất không thể thiếu khi các bữa ăn hàng ngày của trẻ hay thậm chí là người lớn. Thiếu chất béo hoặc thừa chất béo đều không tốt cho cơ thể của trẻ nhỏ. Vậy nên dùng chất béo như thế nào là hợp lý khi chế biến thực đơn ăn dặm cho bé 4-6 tháng?

Dưới đây là một vài thắc mắc về chất béo của các bậc phụ huynh đang có con trong thời kì ăn dặm. Hãy cùng tìm hiểu đó là những câu hỏi gì và các chuyên gia dinh dưỡng giải đáp ra sao nhé!

1. Những thực phẩm nào giàu chất béo và tác dụng của chất béo

Ngoài dầu ăn, mỡ động vật, chất béo còn có trong các chế phẩm từ sữa như váng sữa, pho mát, bơ, chất béo cũng có trong quả bơ, các loại hạt lạc, vừng, điều, đậu tương, hướng dương… Chất béo ngoài chức năng cung cấp năng lượng cho cơ thể, chất béo còn là dung môi để hòa tan các loại vitamin tan trong dầu như: vitamin A, K, D và E, giúp cơ thể hấp thu và sử dụng tốt các Vitamin này.

2. Cách sử dụng các loại dầu khi chế biến thực đơn ăn dặm cho bé 4-6 tháng

Đối với dầu ăn thì khi nấu cháo hoặc bột ăn dặm cho bé xong, mẹ nhấc nồi cháo khỏi bếp mới nêm dầu để dầu không mất chất, còn mỡ thì có thể cho ngay khi đang nấu cháo. Ngoài dầu ăn thì mẹ có thể thay thế bằng dầu cá hồi, dầu gấc hay dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu lạc, dầu vừng, dầu hướng dương… cho trẻ trong các bữa ăn hàng ngày, vì các loại dầu trên đều tốt cả mà mùi vị lại dễ ăn. Nhưng riêng với dầu gấc, mẹ lưu ý một tuần chỉ cho bé ăn 3-4 lần, mỗi lần 5ml là được. Dầu gấc rất giàu Beta Caroten (tiền vitamin A), ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến chức năng gan của bé.

Ngoài ra, dầu ô liu chứa chất béo không bão hòa đơn, loại chất béo có lợi, giúp giảm cholesterol xấu, tăng cường cholesterol tốt. Dầu ô liu chứa các axit linoleic và linolenic, axit oleic (các axit cũng có trong sữa mẹ) giúp phát triển xương, phát triển não bộ của bé. Hơn nữa dầu ô liu còn có khả năng kháng viêm, có tác dụng ngăn ngừa bệnh hen suyễn, giúp nhuận tràng. Tuy nhiên cho bé ăn quá nhiều dầu ô liu cũng có thể khiến bé bị tiêu chảy. Trong một bát bột nhỏ cho bé mới ăn dặm, không bỏ quá 1/2 thìa cà phê dầu. Và nêu đã bỏ dầu ô liu thì thôi thêm bơ hay pho mát vào bát bột. Nêm dầu ô liu vào bát bột sau khi đã bắc xuống bếp một, hai phút là đúng cách nhất để dầu không mất chất. Nếu bé đã lớn có thể trộn dầu trực tiếp vào các món rau súp lơ hay sa lát cho bé ăn.

3. Cho con ăn dầu thực vật hay mỡ động vật tốt hơn?

Nên cho bé ăn cả hai loại thay đổi vì cả hai đều có những thành phần có lợi cho sự phát triển của bé. Trong dầu thực vật có nhiều axit béo chứa no cần thiết cho cơ thể. Mỡ động vật, (đặc biệt mỡ gan cá) có nhiều vitamin A, D và axit arachidonic cần thiết cho cơ thể, lại có nhiều cholesterol – một chất cũng cần thiết với bé – là chất cấu tạo màng tế bào, thành phần của hoóc môn sinh dục, tuyến thượng thận, là tiền chất để da tổng hợp vitamin D dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời.

Nói chung tỉ lệ cân đối cho bé là dầu 30%, mỡ 70%. Trong bữa ăn của bé thường gồm thịt, trứng, sữa đã có một lượng nhất định chất béo động vật rồi nên mẹ có thể nấu một bữa dầu, một bữa mỡ cho bé.

Sử dụng chất béo hợp lý vào thực đơn ăn dặm cho bé 4-6 tháng

4. Con ăn nhiều thịt mỡ sẽ bị béo phì?

Bé thích ăn thịt mỡ vì thịt mỡ mềm, ngậy, không mắc răng. Không phải cứ ăn thịt mỡ là sẽ bị béo phì, đấy chỉ là một trong những yếu tố có khả năng gây béo phì thôi. Bệnh béo phì có thể còn do bé ăn quá nhiều chất ngọt hoặc ăn quá nhiều chất bột mà lại ít vận động. Nếu bé ăn đủ các thành phần dinh dưỡng, chiều cao cân nặng trong chuẩn, khỏe mạnh hoạt bát thì bố mẹ không phải lo lắng. Tuy nhiên việc ăn quá nhiều chất béo có thể khiến bé bị táo bón, vì vậy vẫn phải cần nhắc cho bé ăn một lượng phù hợp.

5. Chất béo omega-3 giúp con thông minh hơn?

Omega-3 là các axit béo không bão hòa. Đây là một trong những chất dinh dưỡng tốt nhất cho não vì nó chứa EPA và DHA có vai trò quan trọng trong việc hình thành tế bào thần kinh, làm nhẹ quá trình truyền tín hiệu giữa các nơ ron thần kinh, giúp bé có khả năng tập trung cao, trí nhớ tốt, rất hữu ích cho quá trình học hỏi của bé. Omega-3 có nhiều trong cá hồi, hạt vừng, hạt bí ngô, hạt hướng dương, súp lơ trắng, quả óc chó, đậu phụ.

Có một số phụ huynh thường lầm tưởng chất béo trong nước hầm xương có thể thay thế được dầu, mỡ trong bát cháo/bột ăn dặm của con. Tuy nhiên, thực tế thì lượng mỡ trong tủy xương nấu vào cháo cho bé thực ra rất ít nên mẹ vẫn cân cho thêm dầu ăn vào. Thêm nữa, mỡ trong tủy xương còn gầy khó tiêu cho bé. Mẹ có thể hầm xương nấu cháo đổi vị cho bé, nhưng nên hầm xương sườn thăn nước vừa ngọt, thơm, lại tận dụng được thịt bám ở xương, nhưng vẫn phải đảm bảo lượng dầu ăn trong bát cháo/bột của bé. Không nên dùng xương cục, xương ống để nấu cháo cho bé.

Trên đây là những chia sẻ về cách sử dụng chất béo trong quá trình chế biến thực đơn ăn dặm 4-6 tháng cho con. Hi vọng ba mẹ sẽ cập nhật thêm kiến thức bổ ích cho bản thân mình. Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo thêm tại đây những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng dành cho trẻ.