Ăn dặm là giai đoạn đánh dấu sự phát triển của bé. Vậy khi nào nên cho bé ăn dặm và có thể áp dụng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ hay không cũng như ba mẹ phải lưu ý them điều gì trong cách chế biến thức ăn cho con? Hãy tham khảo những thông tin dưới đây nhé!

1. Khi nào nên bắt đấu áp dụng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé?

Khi bé lớn, chỉ ăn sữa thôi thì chưa đủ để đảm bảo sức khoẻ cho bé. Từ 4 tháng tuổi (có thể là hơi sớm), hầu hết trẻ đều phải cần được ăn uống bổ sung. Khi được 4 tháng tuổi nếu bé có một số biểu hiện sau:

– Bé có vẻ đói và muốn ăn mặc dù bé đã được cho ăn 4 – 5 bữa sữa/ngày với số lượng khoảng 250ml sữa mỗi lần.

– Bé có biểu hiện vẫn đói ngay sau khi vừa ăn sữa xong.

– Đột nhiên bé thức dậy rất sớm hoặc tỉnh giấc vào ban đêm mặc dù ngủ rất say.

– Bé bắt đầu ngậm mút tay và đưa bất cứ thứ gì vào miệng.

– Bé nhìn chằm chằm vào bạn khi bạn ăn.

Những biểu hiện trên cho chúng ta thấy rằng trẻ đã sẵn sàng để được ăn dặm.

2. Những món ăn đầu tiên trong thực đơn ăn dặm cho bé

Loại thức ăn đầu tiên và dễ ăn nhất đó là bột gạo. Gạo đã được nghiền nhỏ thành bột, lọc qua rây cho mịn để nấu dễ và nhanh. Cháo có thể pha thèm với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Mùi vị của bột gạo không khác gì sữa nên bé dễ ăn. Nếu bé không thích ăn bạn hãy thử lại sau đó vài ngày. Tiếp tục thử cho bé ăn bột gạo sau 5-7 ngày, dần dần tăng số lượng từ 1 đến 3 thìa, không được tăng quá nhanh, nhất là trong một vài ngày dầu, bởi vì hệ tiêu hoá của bé cần có thời gian dể thích nghi.

Áp dụng đứng lúc thực đơn ăn dặm kiểu Nhât cho bé

3. Các loại thức ăn nên tránh dùng trong thực đơn ăn dặm cho bé

Hệ thống tiêu hoá của bé cần thời gian để có thể thích nghi với chế độ ăn mới, ngoài sữa ra còn có thểm các thức ăn khác, vì thế không nên cho bé bắt đầu ăn với quả nhiều loại thức ăn khác nhau một cách quá nhanh.

Trong giai đoạn đầu cai sữa, không nên cho bé ăn những loại thức ăn sau:

– Hoa quả có chứa nhiều axit: như các loại cam, chanh, dâu, nho và các loại hoa quả chua như mận, mơ. Hệ thống tiêu hoá của trẻ còn non yêu, không đủ khả năng tiêu hoá được những loại trái cây này và mùi vị chua gắt của chúng khiến trẻ cảm thấy khó chịu.

– Các loại rau gia vị nặng mùi như tỏi hoặc hành.

– Muối vốn cộ tự nhiên trong thực phẩm, mà thận của bé chưa đủ khả năng lọc được lượng muối cho thêm vào trong thức ăn. Nếu cho bé ăn muối lúc này sẽ khiến cho bé có sở thích ăn mặn và sau này dễ có nguy cơ bị cao huyết áp. Không nên cho bé ăn các loại đồ hộp, thức ăn lên men, có cho muối, thịt muối hoặc thịt hun khói, cá hộp…

– Đường: chọn loại thực phẩm chứa đường tự nhiên để khi lớn lên bé không bị sâu răng.

– Mật ong: mật ong có chứa một loại vi sinh vật có thể gây ra chứng ngộ độc ở trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

– Các loại hạt như lạc, điều, hướng dương, vừng, có thể gây dị ứng cho bé.

– Trứng: có thể có tác nhân gây dị ứng. Không nên cho bé ăn cả lòng đỏ lẫn lòng trắng trong giai đoạn này.

– Gan: như gan bò, lợn hoặc gan gà bởi vì hàm lượng vitamin A trong đó quá cao so với một đứa bé.

– Tôm cua: có mùi vị mạnh và thường gây đầy bụng, vì thế không nên cho trẻ dưới 12 tháng tuổi ăn.

– Thực phẩm giàu chất xơ như các loại đậu hộp hoặc đậu sấy khô (có thể cho trẻ 5 tháng tuổi ăn đậu đỏ với một lượng rất nhỏ). Chất xơ có tác dụng nhuận tràng và điều đó làm giám khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.

4. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 5 tháng tuổi

Giai đoạn đầu đã qua, bây giờ bạn có thể bắt đầu cho trẻ thưởng thức một số hương vị mới và thay đổi bằng nhiều loại rau và hoa quả. Phải điều chỉnh sao cho phù hợp với khẩu vị và nhu cầu của bé, khẩu vị của bé có thể thay đổi hàng ngày.

Thử trộn loại thức ăn mà bé đã được ăn và thích với những loại thức ăn mới như:

– Hoa quả chín như đu đủ, xoài, quả bơ, dưa hấu được xay nhuyễn.

– Một chút đậu đỏ hầm nhừ trộn với cà rốt.

– Bồng cải xanh và súp lơ nghiền nhừ.

– Sữa nguyên kem, sữa chua, pho mát.

– Các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng của Vinamilk dành cho trẻ ăn dặm.

Mẹ nên lưu ý cách chế biến thực đơn ăn dặm cho bé

5. Thực đơn cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên

Lúc này hệ thống tiêu hoá của bé đã hoàn thiện hơn được với nhiều loại thức ăn, và có thể bé muốn học cách ăn bằng thìa. Trong thời kỳ này nếu bạn muốn cai sữa thì bé đã sẵn sàng ăn một ngày ba bữa nhỏ. Khi số lượng bữa ăn tăng lên thì tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng cũng tăng. Đến 6 tháng tuổi, lượng sắt và kẽm dự trữ trong cơ thể đã được sử dụng gần hết và cần được cung cấp thêm các chất khoáng, vitamin khác từ thức ăn. Protein trong thịt, cá và dậu rất cần thiết cho quá trình tăng trưởng phát triển, trong khi các sản phẩm từ sữa như sữa chua và pho mát cung cấp năng lượng cho bé đang lớn.

Trẻ sau một năm vẫn tiếp tục lớn và phát triển, các bộ phận trong cơ thể kiện toàn dần, chế độ ăn từ sữa mẹ giảm dần. Ở thời kỳ này nếu nuôi dưỡng không hợp lý thì trẻ dễ bị suy dinh dưỡng và thiếu chất. Để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, nên phối hợp nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày của trẻ. Khi mua thức ăn phải chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng cho trẻ. Rau lá xanh thì tốt hơn so với lá màu nhạt hoặc rau thân rễ. Mỗi ngày ít nhất phải ăn rau lá xanh một lần.

Thực phẩm nên đa dạng hoá, không được kén ăn. Thực phẩm đa dạng hoá vừa tăng sự hứng thú cho trẻ, lại có thể đạt được mục đích bổ sung dinh dưỡng của các thức ăn khác nhau. Thường xuyên thay đổi phương pháp nấu nướng, như ăn riêng từng loại hoặc trộn lẫn cơm với thức ăn. Thay đổi đa dạng với các loại bột, cháo, súp có chất tanh… để tăng sự thèm ăn của trẻ.

6. Những điều cần lưu ý khi chế biến thực đơn ăn dặm cho bé

– Không chế biến thức ăn quá mặn:

Trong muối ăn chứa natri, calo, hai chất này đều là chất khoáng cần thiết cho cơ thể người. Nhưng ở trẻ thì thận phát triển chưa hoàn thiện, khả năng bài tiết natri còn kém. Như vậy sự bài tiết sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến tổn thương thận, suy thận hoặc viêm cầu thận. Nồng độ natri trong máu tăng cao có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống tuần hoàn máu – một trong những nguyên nhân gây bệnh huyết áp khi về già. Ngoài ra, việc ăn mặn còn khiến trẻ bị một số bệnh như suy tim, cơ bắp suy yếu.

– Không cho trẻ ăn nhiều đường:

Đường là chất dinh dưỡng cần thiết cho con người, phần lớn năng lượng cần thiết cho các cơ quan trong cơ thể do đường cung cấp. Tuy vậy, cũng không nên ăn quá nhiều. Trẻ nhỏ mà ăn nhiều đường, lại không chú ý đến vệ sinh răng miệng, dễ sinh ra sâu răng. Đồng thời ăn nhiều đường sẽ tạo thành mất cân đối giữa các chất dinh dưỡng, phần đường quá nhiều trong cơ thể không thể chuyển hóa thành protein, mà chỉ có thể thành mỡ tích trữ trong cơ thể. Cho nên ăn nhiều đồ ngọt sẽ khiến bé béo phì.

Vị ngọt đối với vị giác là một loại kích thích mạnh, thường xuyên ăn đồ ngọt, độ mẫn cảm vị giác của bé sẽ bị giảm sút, tưa lưỡi dày mà trắng, thường có cảm giác không ngon về món ăn hàng ngày, do đó kém ăn.

– Không cho trẻ ăn nhiểu chocolate:

Tỷ lệ chất béo và dường trong chocolate rất cao, trong khi tỷ lệ protein rất ít. Ngoài ra trong chocolate còn chứa các chất như cocain, cafein, mà trong những thực phẩm thông thường khác có rất ít. Vì vậy thường xuyên ăn nhiều chocolate sẽ khiến trẻ không được cung cấp đủ protein, vitamin và các muối vô cơ. Do chocolate chứa nhiều chất béo, trẻ ăn nhiều sẽ dẫn đến béo phì, cơ thể tích tụ một lượng mỡ lớn, tăng thêm gánh nặng cho tim, có thể đẩy mạnh nguy cơ xơ cứng động mạch, cao huyết áp. Và các chất cocain, caffein trong chocolate làm cho tim đập nhanh và làm hưng phấn đại não, trẻ em sau khi ăn nhiều sẽ khóc nhiều, quấy nhiều, ảnh hưởng giấc ngủ.

– Không cho trẻ sử dụng ăn đồ đông lạnh:

Tỳ vị của trẻ chưa hoàn thiện nên việc thức ăn lạnh vào dạ dày quá nhiều sẽ làm niêm mô huyết quản dạ dày bị co hẹp lại, dịch vị giảm. Đây là nguyên nhân giảm khả năng tiêu hoá và hấp thụ thức ăn trong cơ thể. Ngoài ra thức ăn lạnh cũng khiến năng lực tiêu hoá của dạ dày giảm, hạn chế khả năng tiêu diệt vi khuẩn của dịch vị. Sự kích thích của thức ăn lạnh có thể làm cho dạ dày co giật, gây đau bụng, tiêu chảy, khẩu vị kém. Tình trạng này nếu kéo dài có thể gây ra những bệnh mãn tính như viêm đại tràng mạn, thường xuyên đau bụng đầy hơi…

– Tránh thực phẩm màu:

Thường xuyên ăn thực phẩm nhuộm màu, trẻ sẽ mất khả năng tự giải độc của cơ thể, bị rối loạn những chuyển hoá bình thường, xuất hiện đầy bụng, rối loạn tiêu hoá, nếu dính vào thành dạ dày, nó có thế gây biến đổi bệnh lý. Còn nếu vào các cơ quan của hệ thống bài tiết, chất màu có thể gây sỏi trong niệu đạo, việc dùng quá nhiều thực phẩm màu sẽ làm rối loạn tác dụng truyền thông tin của hệ thống thần kinh, khiến cho thần kinh xung động gấp bội, hậu quả là trẻ trở nên quá hiếu động hoặc mắc bệnh tăng động

Tham khảo cụ thể hơn thực đơn ăn dặm cho con ngay tại đây: https://goo.gl/WdrzCP.