Shopping Cart 0 items - $0.00 0

Mang lại cho trẻ sự lựa chọn

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường thấy con cái có hành vi hoặc lời nói chưa đúng và cần đến người lớn chúng ta chỉ bảo để điều chỉnh cho tốt hơn. Có rất nhiều chuyện như thế, từ việc học hành chưa đúng phương pháp đến việc phụ giúp mọi việc trong nhà và ứng xử với người chung quanh.

Thế nên, người lớn chúng ta cũng phải học cách phê bình góp ý thế nào với con trẻ để chúng cảm thấy dễ tiếp nhận những lời góp ý đó nhất. Thường thì khi góp ý, nhiều ông bố bà mẹ (và cả giáo viên nữa) có khuynh hướng “phán” ngay một câu như kiểu án quyết, “Vậy là sai!”, “Hỏng, làm như vậy thật ngu xuẩn!”. Mỗi khi gặp một câu phủ nhận sạch trơn như vậy, trẻ sẽ có cảm giác như bị dồn vào chân tường và có khuynh hướng rút về tư thế phòng thủ hoặc đối đầu. Bởi vì chúng nghĩ, có vẻ như cha mẹ chỉ muốn bới móc lỗi lầm hoặc sai sót của chúng cho hả giận. Trong thực tế, khi ta nói độp vào mặt người khác rằng họ sai, họ xấu, họ tệ hại thì phản ứng tức thì của họ sẽ là biện minh cho hành động hoặc giá trị của mình chứ không chịu nghe ra cái lý của người góp ý để mà sửa chữa. Cũng vậy, khi ta dùng những câu như “Con nên làm thế này…” hay “Mẹ muốn con phải ….”, một số đứa trẻ sẽ nảy sinh ý định chống đối vì điều đó phạm vào nhu cầu muốn được độc lập của chúng. Một lần nữa, trẻ không thích bị người khác, đặc biệt là cha mẹ, sai bảo phải làm cái này cái kia.

Thật may là bạn có thể thay đổi điều này chỉ bằng một động tác nhỏ và dễ dàng. Thay vì bắt đầu với việc bảo con cái là chúng làm sai chuyện gì, bạn hãy bắt đầu bằng việc nói đến những khía cạnh tốt của việc làm đó. Sau đó, gợi ý những điểm giúp chúng có thể làm tốt hơn. Góp ý mang tính xây dựng Tóm lại, bạn sẽ thấy việc kêu gọi sự hợp tác của con trẻ trở nên dễ dàng hơn nhiều nếu bạn biết cách khiến chúng vui vẻ mà chấp nhận làm những việc cần phải làm. Bằng cách hiểu và liên kết nhu cầu về tình yêu thương, sự chấp nhận, tầm quan trọng, sự công nhận và sự độc lập với việc mà bạn muốn trẻ thực hiện, mọi việc sẽ trở nên suôn sẻ hơn.

Một lần nữa, bạn cũng nên hiểu rằng không có phương pháp nào màu nhiệm đến mức mang lại hiệu quả tức thì và cho mọi đứa trẻ trên đời. Nhưng bạn sẽ tạo ra sự khác biệt to lớn nếu có đủ kiên nhẫn với từng lời khuyên nho nhỏ của chúng tôi. Thế là với những bí quyết mà tôi chia sẻ với bạn từ đầu đến giờ, cùng với những phương pháp mà bạn có sẵn, bạn đã có những điều kiện cần và đủ để thành công hơn trong vai trò làm cha mẹ. Tôi chỉ còn một ít “bí kíp” nữa để chia sẻ với bạn trong những chương sau. Nhưng trước khi tiếp tục, còn một điều nho nhỏ nữa tôi mong bạn hãy ghi nhớ. Đó là bạn hãy tỏ ra thật linh hoạt trong khi đón nhận thông tin phản hồi từ trẻ và tùy theo từng trường hợp cụ thể mà thay đổi các cách thức cho đến khi đạt được kết quả mong muốn.