Hiện nay, với nhiều gia đình nuôi dưỡng bé bằng sữa ngoài chắc không còn xa lạ với các bước pha sữa cho bé. Tuy nhiên chỉ biết pha sữa thôi thì chưa đủ, ba mẹ cần phải hiểu những nguyên tắc và lưu ý một số điều trong cách pha sữa cho trẻ sơ sinh sau đây:

1. Đảm bảo vệ sinh trong cách pha sữa cho trẻ sơ sinh

Những điều nên làm để tránh nhiễm bẩn sữa: Dụng cụ pha sữa dùng xong lần nào phải rửa sạch và khử trùng lần ấy; chỉ cho trẻ uống sữa mới pha, sữa không uống hết không được lưu đến bữa sau để uống tiếp. Vì sữa có hàm lượng dinh dưỡng phong phú nên bình sữa không rửa sạch và sữa chưa ăn hết rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây biến chất. Trẻ ăn phải sữa biến chất sẽ bị tiêu chảy, thậm chí ngộ độc.

Nếu trẻ mút sữa quá nhanh khiến núm vú cao su bị tụt vào trong thì hãy dùng ngón cái và ngón trỏ nhẹ nhàng ấn vào núm cao su ở trên miệng bình, khi ấy không khí sẽ được đưa vào bình, núm vú có thể tự động bật lên. Tránh dùng tay ấn trực tiếp vào bộ phận mút sữa nơi đầu núm, vì trong da tay của người lớn mang rất nhiều vi khuẩn, có thể gây nhiễm khuẩn sữa. Trẻ sơ sinh sức đề kháng còn yếu, nếu vi khuẩn gây bệnh đi vào đường tiêu hoá sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn đường ruột.

2. Không nên tích trữ sữa trong phích

Phích là vật dụng để đựng nước sôi, có một vài gia đình vì muốn tiết kiệm thời gian, sau khi pha sữa liền rót vào phích để giữ ấm dùng cho nhiều lần, kì thực diều đó rất bất lợi cho việc nuôi dưỡng trẻ.

Sữa có lượng dinh dưỡng phong phú, nếu để tích trữ trong phích thời gian quá lâu, khi phích giảm nhiệt độ thì vi khuẩn sẽ theo đó mà sinh sôi, sữa để trong phích không dùng sau 3-4 giờ sẽ bị biến chất. Nếu trẻ uống loại sữa đó có thể bị tiêu chảy, tiêu hoá kém, thậm chí ngộ độc. Vì vậy sữa cần pha chế tươi ; ngon, không được tích trữ trong phích.

Học cách pha sữa cho trẻ sơ sinh là điều cần thiết

3. Không nên thêm nước cơm vào sữa

Một vài gia đình cho rằng nước cơm rất nhiều dinh dưỡng, nếu pha thêm vào sữa cho trẻ uống thì sẽ càng tốt cho trẻ. Tuy nhiên, cách làm đó lại là phản khoa học.

Thí nghiệm cho thấy, khi đem pha nước cơm với sữa, trong những điều kiện nhiệt độ khác nhau, vitamin A sẽ bị mất đi vì không thích hợp với hỗn hợp tinh bột. Hơn nữa, trẻ từ bốn tháng tuổi trở xuống không nên cho uống nước cơm. Nếu cho trẻ ăn sữa có pha thêm nước cơm, trẻ sẽ không thể hấp thụ đủ vitamin A, dẫn tới chậm lớn, yếu ớt, nhiều bệnh. Vì vậy, tuyệt đối không được thêm nước cơm vào sữa cho trẻ ăn.

4. Cẩn khử trùng dụng cụ pha chế sửa

Các dụng cụ pha chế sữa như bình sữa, núm vú cao su, thìa… cần phải rửa sạch mỗi ngày, đun trong nước sôi để khử trùng. Điều này rất quan trọng dối với việc phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ. Vì các sản phẩm từ sữa có hàm lượng dinh dưỡng phong phú, dễ sinh vi khuẩn, thêm nữa các dụng cụ đựng sữa khó rửa được sạch nên vi khuẩn sẽ dễ dàng sinh sôi hơn. Sức đề kháng của trẻ còn yếu, nếu ăn sữa bị nhiễm khuẩn thì sẽ rất dễ bị tiêu chảy và các bệnh đường ruột.

Cần khử trùng các dụng cụ pha chế sữa trong nước sôi khoảng 15 phút, thông thường sau khi nước sôi 10 phút thì đổ vào bình, đun thèm 5 phút nữa rồi lấy ra. Có thể khử trùng từ 6-7 chiếc bình và núm vú một lần, mỗi lần cho ăn phải sử dụng các dụng cụ đã khử trùng sạch, sau khi ăn xong lại rửa và đun khử trùng lần nữa.

Trên đây là những điều ba mẹ cần lưu ý trong cách pha sữa cho trẻ sơ sinh để đảm bảo sức khỏe cho bé. Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo thêm những thông tin hữu ích khác tại: https://goo.gl/sZALG3