Shopping Cart 0 items - $0.00 0

Nguyên nhân sâu răng

Cũng từ những hiểu biết mới về căn nguyên của sâu răng, người ta cho rằng bất cứ một phương pháp nào có thể ngăn cản được phản ứng sâu răng theo chiều từ trái sang phải (mất khoáng) hoặc làm gia tăng chiều từ phải sang trái (tái khoáng) đều có thể được xem là một biện pháp phòng ngừa sâu răng. Có 4 chiến lược được ghi nhận để thay đổi tốc độ tấn công của sâu răng cho cộng đồng. Đó là: Vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống có kiểm soát chất đường và tinh bột, trám bít hỗ rãnh, sử dụng Fluor. Cải thiện vệ sinh răng miệng, thay đổi chế độ ăn uống sẽ làm giảm lượng mất khoáng, trong khi đó, trám bít hố rãnh có thể ngăn ngừa được sự tiếp cận của axít phân huỷ từ thức ăn tới răng. Fluor có cả hai tác dụng làm giảm mất khoáng và làm tăng tái khoáng [18].

Trong những năm từ 1946 đến 1975, ở hầu hết các nước phát triển, chỉ số sâu mất trám (SMT) của trẻ em lứa tuổi 12 nằm trong khoảng 7,4 – 10,7 có nghĩa là trung bình mỗi trẻ em sâu từ 7,4 đến 10,7 răng. Từ 1979 đến 1982 chỉ số SMT của lứa tuổi 12 đã giảm hẳn còn khoảng 1,7 – 3,0 [40]. Ở Singapo năm 1960 trẻ 12 tuổi có chỉ số SMT > 4 và hiện nay còn < 0,5 [57] .

Nghiên cứu tại các trường phổ thông ở Italia cho thấy: ở lứa tuổi 6 tuổi tỷ lệ sâu răng chiếm 52,9%, lứa tuổi 12 tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn chiếm 52% và lứa tuổi 15 có tới 68,8% bị sâu răng vĩnh viễn [53].

Tại Thái Lan, năm 2000 tỷ lệ sâu răng ở tuổi 12 là 58-80% [18], [50] .

Nhìn chung ở các nước này bệnh sâu răng đều có xu hướng tăng rõ rệt. So với các nước phát triển ở thời điểm những năm 1960 – 1970 tình hình sâu răng ở các nước đang phát triển ở mức thấp hơn nhiều (SMT lứa tuổi 12 từ 0,2- 2,6) nhưng tới những năm 1970 trở đi chỉ số này lại tăng lên nhanh (từ 1,0 – 6,3) [36].