Giai đoạn trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên là thời điểm lý tưởng nhất để tập cho bé ăn dặm. Đây cũng chính là giai đoạn khiến cha mẹ lo lắng và thắc mắc đâu là cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân. Hiểu được điều đó, bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp các vấn đề xoay quanh việc ăn dặm của bé để cha mẹ có thể rút ra được nguyên tắc cơ bản trong ăn dặm, nhằm giúp bé tăng cân đều và phát triển toàn diện nhất.
Ăn dặm khoa học – Cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân
1. Trẻ ăn một hai thìa rồi không ăn nữa, phần thức ăn thừa cất đi có thể cho trẻ ăn nữa được không?
Thức ăn đã đưa vào miệng trẻ hoặc chạm thìa vào rồi, phần thức ăn thừa nên bỏ đi. Vì trong nước bọt có chứa nhiều men và vi khuẩn vi sinh, dễ làm thức ăn bị vữa và ôi thiu. Khi chế biến món ăn cho trẻ cần chế biến vừa đủ, tốt nhất san ra vừa đủ, phần còn lại tuyệt đối không đụng đũa vào có thể cất trữ trong tủ lạnh, tuy nhiên thời gian trữ cũng nên ngắn, không nên để lâu trong tủ lạnh, tốt nhất ăn lần nào chế biến lần ấy.
2. Sau khi trẻ ăn thức ăn bổ sung, có cần cho trẻ uống nước đúng giờ không?
Trẻ trong vòng sáu tháng không cần phải uống bổ sung nước riêng, vì sữa mẹ đã đáp ứng đủ nhu cầu về nước của trẻ. Hơn thế, thức ăn dặm cho trẻ giai đoạn này đều dạng nước cơm và bột, nếu trẻ ăn bổ sung xong cho uống nước riêng, sẽ là loãng dịch vị, ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn. Nhưng khi trẻ được 7-8 tháng tuổi, do quá trình trao đổi chuyển hóa chất diễn ra trong cơ thể, trẻ sẽ cảm thấy khát, lúc này nhất định phải cho trẻ uống bổ sung nước.
3. Trong quá trình trẻ ăn thức ăn bổ sung, đại tiện phân lỏng hơn, liệu trẻ có vấn đề gì không?
Nếu xác định chắc chắn nguyên nhân gây phân lỏng ở trẻ là do ăn dặm gây ra, cần phải xem xét lại thực phẩm chế biến thức ăn và định lượng. Nếu số bữa của trẻ không có thay đổi gì so với trước đây mà phân lại lỏng, thì không cần phải lo lắng. Dần dần phân trẻ sẽ thành khuôn, đó chẳng qua là phản ứng của đường ruột vốn quen với việc tiêu hóa sữa mẹ.
Nếu trẻ đi ngoài phân vẫn lỏng, cần giảm lượng thức ăn đưa vào, và phải đợi vài ngày cho đường ruột quen với thực phẩm mới rồi phân mới vào khuôn thì tăng dần lượng thức ăn lên. Còn nếu vẫn xảy ra hiện tượng trên thì cần ngừng ngay loại thực phẩm này, đợi đến khi trẻ cứng hơn thì cho ăn cũng chưa muộn.
4. Trẻ đã được 6 tháng tuổi, nhưng lượng ăn mỗi lần rất ít, có nên cho trẻ ăn tổng số bữa 1 ngày lên không?
Bắt đầu từ thời điểm này, lượng dinh dưỡng dự trữ trong cơ thể trẻ bắt đầu suy giảm, sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ nữa, mà cần thông qua những bữa ăn dặm để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ. Do đó, có thể tăng thêm 1 bữa mỗi ngày để tăng lượng thức ăn cả ngày của trẻ.
5. Làm thế nào để biết là trẻ đã ăn no rồi?
Trẻ khi bú no xong thường nhả đầu ti ra, và trong quá trình ăn dặm cũng vậy, trẻ đang ăn rất ngoan bỗng quay đầu đi, hoặc liên tục nhè thức ăn ra, hoặc ngậm trong miệng và tốc độ nhai thức ăn bị chậm lại, cho thấy trẻ đã không có ý muốn ăn nữa. Còn nếu như ở tình trạng trẻ ăn liên tục trong một thời gian dài mà không được lượng như trước, cần phải xem xét tới vấn đề tiêu hóa của trẻ.
6. Khi cho lẫn rau vào đồ ăn của trẻ có cần nguyên tắc gì không?
Khi mới cho rau vào lẫn đồ ăn của trẻ, trước tiên cần cho 1 loại, và thử ăn 3-4 ngày, nếu thấy trẻ tiêu hóa bình thường, mới lần lượt cho trẻ thử từng loại khác. Trong giai đoạn mới tập cho trẻ ăn dặm, cần tránh cho trẻ ăn những thực phẩm đã nấu chín rồi vẫn khó nhuyễn như đậu cả vỏ, hành tây,…), hay những gia vị có mùi hương và kích thích mạnh. Và cả những loại rau trẻ ăn vào không thích tiêu hóa cũng không được ép trẻ, hãy kiên nhẫn đợi thêm một thời gian nữa mới cho trẻ ăn lại.
7. Trẻ không thích ăn dặm, vậy cách 2-3 ngày cho ăn một lần có sao không?
Đối với trẻ bú mẹ, muốn luyện cho trẻ kỹ năng nhai và nuốt cần phải có thời gian. Và phản ứng và thời gian tiếp nhận mùi vị mới ở mỗi trẻ mỗi khác. Trẻ không muốn ăn nhưng cứ bắt trẻ ăn, trẻ sẽ phản ứng bằng cách nhè thức ăn ra và quay đầu đi. Đấy có thể là do tính cách của trẻ hoặc thói quen ăn uống xấu mà ra.
Về mặt bổ sung dinh dưỡng thì thời gian 2-3 ngày không phải là dài, hơn nữa, nếu vẫn đủ nguồn sữa mẹ, thì thời gian ăn dặm có kéo dài chậm hơn 1 tuần cũng không sao. Quan trọng là phải đợi khi trẻ có tâm trạng ổn định, thoải mái mới bắt đầu lại. Có điều, tốt hơn vẫn là nên cho trẻ ăn bổ sung những thức ăn trẻ thích.
8. Trẻ sinh non 2 tháng, giờ đã 5 tháng tuổi, vậy đã có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm được chưa?
Đối với trẻ đẻ non, việc đến khoa nhi khám để theo dõi quá trình phát triển của trẻ là rất cần thiết. Tuy sinh thiếu tháng nhưng thể trọng và sự phát triển của trẻ vẫn bình thường như các trẻ khác thì không cần thiết phải đẩy lùi thời gian cho trẻ ăn dặm. Tháng tuổi này là thời điểm thích hợp để tập cho trẻ làm quen với việc ăn bổ sung, tiến tới khi trẻ được 6 tháng tuổi mới bổ sung những chất dinh dưỡng thiếu qua thức ăn dặm cho trẻ.
Khi trẻ được 6 tháng tuổi, sữa mẹ ngày càng giảm (lấy sữa bột làm tiêu chuẩn: 150-200ml, 4-6 lần/ngày, cân nặng trung bình của trẻ độ tháng tuổi này là 5,5-6kg, nếu trẻ không ngóc đầu lên được hay tay không nắm tay thành quả đấm được, tốt nhất nên hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa về thời gian cho trẻ ăn dặm.
Hy vọng với những giải đáp về vấn đề ăn dặm trên đây, cha mẹ đã tự đúc kết được cho mình những nguyên tắc cơ bản và khoa học, từ đó rút ra được những cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân nhanh chóng rồi đúng không?
Cha mẹ có thể tham khảo thêm những phương pháp giúp trẻ tăng cân và khỏe mạnh tại đây.