Shopping Cart 0 items - $0.00 0

Những biến chứng của bệnh sởi (ban đỏ)

Ban lặn rồi bé vẫn còn nóng dây dưa, còn ho khò khè, khó thở là có chuyện lôi thôi rồi đó. Như vậy là bé đã bị biến chứng. Biến chứng thông thường nhất là thúi tai – tai chảy mủ, viêm thanh quản gây tắt tiếng, giọng khàn đặc, viêm phổi và cuống phổi do chính siêu vi trùng ban đỏ hay do vi trùng bên ngoài lợi dụng thời cơ xâm nhập. Bé cũng có thể bị ỉa chảy, đàm, máu… và có khi bị viêm não nhưng rất hiếm. Bác sĩ là người phải đề phòng cho bé những biến chứng này trong lúc bé bị ban đỏ. Nhưng chính mẹ bé cũng phải theo dõi để báo cho bác sĩ biết ngay nhưng thay đổi bất thường. Rất nhiều trường hợp sau một cơn ban đỏ thông thường vì không biết mà để cho bé bị viêm phổi nặng, màng phổi có mủ, hoặc bị lao phổi, lao màng óc hoặc bị bệnh ốm đói, còi xương mà cứ tưởng là còn gốc ban dây dưa nên đi chưa thầy ban mãi, cuối cùng bé đành chết vì sự dốt nát của ta.

Đã có thuốc ngừa

Ban đỏ tự nó không phải là một thứ bệnh nguy hiểm nhưng bé cũng phải mất một thời gian chống chọi với bệnh rất mệt, rất mất sức. Và lại các biến chứng cũng thật đáng sợ. Ngày nay, người ta đã có thuốc chủng ngừa ban đỏ vào lúc trẻ được 9 tháng. Thuốc chích một lần duy nhất (hiện nay cần chích nhắc thêm một lần nữa cho chắc!) và khi chích xong bé bị một thứ ban đỏ… nhẹ, nghĩa là cũng chảy nước mắt nước mũi, ho hen, nóng sốt chút đỉnh rồi thôi. Bé sẽ không bị ban đỏ nữa.

Tóm tắt những điều cần làm khi bé bị ban đỏ:

Săn sóc như trường hợp một bé nóng thông thường.

Cho uống nhiều nước.Mặc áo vài mỏng nhẹ, ở chỗ thoáng khí, mát mẻ, nhưng tránh gió và nắng chói.

Săn sóc mắt, mũi, tai miệng mỗi ngày.

Khi bé thèm ăn lại thì cho ăn ngay, không nên cữ ăn. Cho ăn ngày nhiều bữa, bổ dưỡng.

Dùng thuốc theo toa bác sĩ.

Theo dõi và báo cho bác sĩ biết ngay khi bé bị nóng trở lại, đau tai, khó thở, ho nhiều, tiêu đàm máu… trong thời kỳ dưỡng bệnh.