Để chọn được thực đơn ăn dặm cho bé không phải là điều dễ dàng, vì cơ thể bé chưa đủ sức đề kháng nên có thể bị dị ứng với nhiều loại thức ăn. Dưới đây là những thực phẩm phụ huynh không nên cho bé dùng trong thời kì ăn dặm. 

1. Măng

Theo phân tích trong măng có chứa lượng lớn oxalate, mà oxalate lại rất dễ kết hợp với canxi thành oxalate calcilum, cho nên sẽ gây ảnh hưởng đến sự hấp thu và lợi dụng của cụ thể đối với chất canxi. Trẻ nhỏ dang trong thời kỳ sinh trưởng, sự phát triển của xương vẫn chưa thành thục, nếu trong cơ thể thiếu canxi sẽ gây nên dị dạng khung xương. Ngoài ra căn cứ vào các công trình nghiên cứu thấy oxalate còn gây trở ngại đến việc hấp thu và lợi dụng chất kẽm. Vì vậy trẻ em dưới 15 tuổi không nên cho ăn nhiều măng.

2. Rau chân vịt

Rau chân vịt là loại rau chứa nhiều sắt và nhiều loại vitamin. Cho nên nhiều người cho rằng ăn nhiều rau chân vịt có thể bổ máu, có lợi cho sự sinh trưởng phát triển của trẻ. Nhưng họ dâu biết rằng ở trong rau chân vịt hàm lượng oxalate cũng rất nhiều. Khi ăn nhiều rau chân vịt, oxalate trong rau gặp các chất canxi trong các thực phẩm khác trong đường tiêu hoá sẽ phát sinh phản ứng hoá học, thành canxioxalat kết tủa khó hoà tan và hấp thu.

Trẻ em trong thời kỳ sinh trưởng phát triển, xương và răng chủ yếu dựa vào canxi để sinh trưởng, đặc biệt là nhu cầu canxi. Nếu thường xuyên ăn nhiều rau chân vịt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của răng và xương, gây nên các bệnh còi xương, bệnh co giật chân tay hoặc răng sinh tưởng không tốt… Tuy vậy cũng không Vì thế mà không cho trẻ ăn một chút nào rau chân vịt vì ngoài chứa chất sắt ra, rau chân vịt còn chứa rất nhiều vitamin A, B1, B2, C, cho nên có thể cho trẻ dùng, chỉ có điều phải ăn ít và không nên ăn thường xuyên. Chú ý là không được cho ăn cùng lúc với những thực phẩm chứa nhiều canxi.

3. Những thực phẩm chiên, rán

Thực phẩm rán vừa thơm vừa giòn, ngon nên nhiều bé rất thích. Nhưng xét theo góc độ sức khoẻ thì thực phẩm rán không nên ăn nhiều. Chức năng dạ dày, ruột của bé còn chưa phát triển hoàn thiện, thực phẩm rán vào trong dạ dày sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày mà gây viêm dạ dày. Mỡ dưới điều kiện nhiệt độ cao sẽ sinh ra một loại chất rất khó tiêu hoá. Những bé ăn nhiều đồ rán sẽ cảm thấy tức ngực, thậm chí nôn mửa hoặc rối loạn tiêu hoá, cá biệt có bé sau khi ăn đồ rán, còn có thể mấy bữa liền không ăn nổi cơm. Không ít gia đình thường hay giữ dầu mỡ rán thừa để lại, việc làm này rất có hại cho sức khoẻ, mỡ dùng đi dùng lại dưới nhiệt độ cao sẽ sinh ra một loại chất gây ung thư. Trẻ nhỏ nếu ăn nhiều đồ rán cũng rất dễ bị bệnh béo phì.

4. Mỡ động vật

Nếu trẻ ăn nhiều mỡ động vật sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu nhận canxi trong cơ thể, làm cho cơ thể thiếu canxi, xương phát triển không tốt, đồng thời cũng dễ sinh ra tắc nghẽn động mạch. Để giúp tăng canxi cho trẻ, mẹ có thể tham khảo qua các sản phẩm ăn dặm của Vinamilk để có thêm nhiều sự chọn lựa cho bé.

Không sử dụng rau củ đã mọc mầm để chế biến thực đơn ăn dặm cho bé

5. Nước uống có ga

Các bộ phận trong cơ thể bé còn non yếu, khả năng đối phó với sự kích thích của axit, kiềm hưng phấn… còn tương đối thấp. Vì vậy không nên cho trẻ dùng đồ uống của người lớn như cà phê, coca… chất cafcin có tác dụng gây hưng phấn tương đối mạnh đối với hệ thống thần kinh trung ương của trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển trí não. Nước chè tuy chứa nhiều vitamin, nguyên tố vi lượng… Nhưng cũng chứa cafein, làm cho trẻ hưng phấn, tim đập nhanh, đi tiểu nhiều, ngủ không yên giấc.

Các chất trong chè kết hợp với protein trong thức ăn sẽ ảnh hưởng đến tiêu hoá và sự hấp thụ sắt, gây thiếu máu. Nước có ga thường hay chứa xút, có thể trung hoà axit dạ dày, cản trở tiêu hoá, gây nhiễm trùng đường ruột. Chất muối phophoric trong đồ uống này ảnh hưởng trực tiếp đến sự hấp thụ sắt ở trẻ, gây thiếu máu. Còn các loại rượu bia có thể kích thích niêm mạc dạ dày của trẻ, gây tổn hại tế bào gan, làm hại hệ thống thần kinh của trẻ, dẫn đến mất cân bằng sinh lý.

6. Nhân sâm

Nhân sâm là loại thuốc bổ được nhiều người rất ưa chuộng, hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều thực phẩm có thành phần nhân sâm như dường nhân sâm, bánh quy nhân sâm, bột sữa nhân sâm… Những loại thực phẩm này được bán rất rộng rãi trong các cửa hàng thực phẩm, nhưng lại không thấy đề ngoài nhãn hàng cấm dùng cho trẻ em. Nếu dùng lượng lớn sẽ có nguy cơ trúng độc, làm cho huyết áp, lượng đường trong máu của trẻ hạ thấp ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của trẻ.

7. Khoai tây mọc mầm

Trong khoai tây có rất nhiều dinh dưỡng như tinh bột, vitamin và muối vô cơ, vừa làm rau ăn vừa có thể làm thực phẩm chính, là món ăn được nhiều người ưa thích. Nhưng khoai tây có chứa một lượng nhỏ chất độc, gọi là chất solanin. Theo nghiên cứu, hàm lượng chất solanin mặc dù rất nhỏ ăn vào không đến nỗi gây trúng độc. Nhưng nếu bảo quản không tốt, sau khi bị nóng có thể biến thành màu xanh và lên mầm.

Khi đó chất solanin mà nó chứa sẽ tăng lên gấp nhiều lần, ăn vào sẽ bị trúng độc. Bởi vì solanin có thể phá huý tế bào hồng cầu của cơ thể, kích thích niêm mạc rất mạnh, cho nên sau khi ăn vào một lượng nhất định thì trong một thời gian ngắn sẽ xuất hiện các triệu chứng khô cổ, ngứa, tê đầu lưỡi, nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, co rút gân, sự ánh sáng. Nếu ăn quá nhiều, nghiêm trọng có thể phát sinh triệu chứng cơ hô hấp bị tê liệt, không tính táo, thậm chí tim ngừng dập và dẫn đến tử vong.

8. Quýt

Trong quýt có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, đường, chất xơ thô, là một trong những hoa quả mà trẻ thích ăn nhất. Tuy vậy cũng không nên cho trẻ ăn nhiều quýt vì trong quýt có chứa rất nhiều chất caroten, sau khi vào cơ thể người, qua đường ruột hấp thu, ở trong gan chuyển biến thành vitamin A. Nếu trong thời gian ngắn hấp thu quá nhiều chất carotin, gan không thể kịp thời chuyển hoá, caroten dư thừa liền theo máu đến các vùng cơ thể, phát sinh chứng huyết cao caroten có thể dẫn đến loét môi miệng, lưỡi khô, họng đau và da vàng.

Bột ăn dặm nào tốt cho bé để đưa vào thực đơn ăn dặm?

9. Thịt

Thịt là một trong nhiều loại thực phẩm chứa khá nhiều chất dinh dưỡng như protein, mỡ, muối vô cơ, và vitamin, có tác dụng rất quan trọng đối với việc điều tiết chức năng sinh lý, sinh trưởng và phát triển của trẻ. Thịt có thể chế biến được nhiều món ăn ngon, có thể làm tăng thêm cảm giác thèm ăn, tạo cảm giác đói nên trẻ rất thích ăn, tuy nhiên ăn thịt quá nhiều sẽ có hại cho cơ thể. Vì thịt có chứa khá nhiều mỡ, axit béo no và cholesterol, nhưng hàm lượng chứa trong thịt lợn, thịt bò, thịt gà… không giống nhau, và thịt ở các bộ phận khác nhau thì hàm lượng của nó khác nhau. Thường thì hàm lượng mõ và cholesterol trong thịt lợn cao hem trong các loại thịt khác. Vì thế ăn quá nhiều thịt, đặc biệt là thịt lợn sẽ hấp thu một lượng lớn mỡ, axit béo no, cholesterol, từ đó đem vào cơ thể của bé rất nhiều nhân tố bất lợi.

10. Chocolate

Tỷ lệ chất béo và dường trong chocolate rất cao, trong khi tỷ lệ protein rất ít. Ngoài ra trong chocolate còn chứa các chất như cocain, cafein, mà trong những thực phẩm thông thường khác có rất ít. Vì vậy thường xuyên ăn nhiều chocolate sẽ khiến trẻ không được cung cấp đủ protein, vitamin và các muối vô cơ. Do chocolate chứa nhiều chất béo, trẻ ăn nhiều sẽ dẫn đến béo phì, cơ thể tích tụ một lượng mỡ lớn, tăng thêm gánh nặng cho tim, có thể đẩy mạnh nguy cơ xơ cứng động mạch, cao huyết áp. Và các chất cocain, caffein trong chocolate sẽ làm cho tim đập nhanh và làm hưng phấn đại não, trẻ em sau khi ăn nhiều sẽ khóc nhiều, quấy nhiều, ảnh hưởng đến giấc ngủ.

11. Thức uống đông lạnh

Tỳ vị của trẻ chưa hoàn thiện nên việc thức ăn lạnh vào dạ dày quá nhiều sẽ làm niêm mô huyết quản dạ dày bị co hẹp lại, dịch vị giảm. Đây là nguyên nhân giảm khả năng tiêu hoá và hấp thụ thức ăn trong cơ thể. Ngoài ra thức ăn lạnh cũng khiến năng lực tiêu hoá của dạ dày giảm, hạn chế khả năng tiêu diệt vi khuẩn của dịch vị. Sự kích thích của thức ăn lạnh có thể làm cho dạ dày co giật, gây đau bụng, tiêu chảy, khẩu vị kém. Tình trạng này nếu kéo dài có thể gây ra những bệnh mãn tính như viêm đại tràng mạn, thường xuyên đau bụng đầy hơi…

12. Thực phẩm màu tổng hợp

Y học hiện đại cho rằng trẻ nhỏ nếu sử dụng kéo dài một lượng nhỏ thuốc nhuộm và chất màu thực phẩm sẽ có thể xuất hiện những biến đổi bất thường. Màu thực phẩm là những hợp chất hữu cơ tổng hợp hoặc bán tổng hợp, đã qua những quá trình tinh chế và thử nghiệm nghiêm ngặt, trong quá trình sử dụng cũng có những giới hạn nồng độ cho phép. Tuy nhiên, nếu thường xuyên ăn thực phẩm nhuộm màu, trẻ sẽ mất khả năng tự giải độc của cơ thể, bị rối loạn những chuyển hoá bình thường, xuất hiện đầy bụng, rối loạn tiêu hoá, nếu dính vào thành dạ dày, nó có thế gây biến đổi bệnh lý.

Còn nếu vào các cơ quan của hệ thống bài tiết, chất màu có thể gây sỏi trong niệu đạo, việc dùng quá nhiều thực phẩm màu sẽ làm rối loạn tác dụng truyền thông tin của hệ thống thần kinh, khiến cho thần kinh xung động gấp bội, hậu quả là trẻ trở nên quá hiếu động hoặc mắc bệnh tăng động.

Mong phụ huynh sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc lựa chọn thức ăn phù hợp cho trẻ ăn dặm. Ngoài ra, ba mẹ co thể tham khảo thêm một số thông tin khác tại https://goo.gl/mw9urP