Shopping Cart 0 items - $0.00 0

Sơ cứu trẻ khỏi những tai nạn nguy hiểm

c) Đuối nước * Xử lí tại chỗ – Vớt trẻ lên rồi cởi nhanh quần áo ướt – Làm thông đường thở bằng cách dốc ngược đầu xuống thấp rồi lay mạnh, ép vào lồng ngực để tháo nước ở đường hô hấp ra ngoài. Sau đó, lau sạch miệng và tiến hành hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt) xoa bóp tim ngoài lồng ngực ( xem thực hành cách hà hơi thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực) cho đến khi trẻ thở lại, tim đập lại. Khi trẻ bắt đầu thở lại, tim đập lại, phải lau khô người, xoa dầu cho nóng toàn thân quấn chăn ấm và chuyển ngay tới cơ sở gần nhất Chú ý: Trong khi chuyển trẻ đến y tế, vẫn phải theo dõi sát, nếu cần phải tiếp tục thổi ngạt và bóp tim ngoài lồng ngực.

d) Vết thương chảy máu – Rửa vết thương bằng nước sôi để nguội – Bôi cồn sát trùng, băng lại, trường hợp vết thương rộng hay ở mặt nên đưa đến bệnh viện – Không rắc các loại thuốc mỡ, thuốc bột lên vết thương * Xử trí khi vết thương ở các mạch máu lớn. – Động mạch ở chi + Cầm máu tạm thời bằng băng ép tại chỗ + Đặt garô phía trên chỗ tổn thương. + Cách dặt garô: Dùng băng cao su mềm, mỏng, đàn hồi to bản ( chiều rộng 3-5 cm dài 1,2 đến 2m với chi trên hoặc 5-8cm, dài 2-3m với chi dưới) chặn trên đường đi của động mạch cách vết thương 2-3cm, phải lót vải mềm ở da trước khi quấn garô. Quấn garo vừa phải khi không còn máu chảy ra phía dưới là được. Nếu không có garô (băng garo theo quy định), có thể dùng tạm khăn vải, dây buộc hoặc dùng tay ấn vào đường đi của động mạch. Sau đó, băng vết thương lại để tránh nhiễm khuẩn. Khi đặt garo xong, phải chuyển trẻ đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện ngay. * Tổn thương mạch nội tạng Băng ép vết thương phía ngoài – Chuyển trẻ đến đến y tế, bệnh viện một cách nhanh nhất.

e) Rắn cắn * Nhận biết – Chỉ sau vài phút rắn độc cắn, xung quanh vết rắn cắn bị phù nề, tấy đỏ. Trẻ thấy nhức buốt chỗ cắn. – Sau 30 phút hay 1 giờ, trẻ vã mồ hôi, mặt tái nhợt, nôn oẹ, ỉa chảy, mạch nhanh. * Xử Trí – Ngay sau khi bị rắn cắn, nên buộc ngay một garô lên phía trên vết cắn độ vài centimét. – Rửa sạch và rạch rộng vết cắn, nếu có thể, làm ngay giác hút, để hút máu lẫn nọc độc ra bớt, có thể rửa bằng dung dịch thuốc tím loãng. – Chuyển gấp trẻ lên y tế để tiêm huyết thanh chống nọc rắn.

g) Chó cắn – Rửa ngay vết cắn bằng nước xà phòng rồi băng lại và chuyển trẻ đến cơ sở y tế có huyết thanh và vắc-xin phòng dại để điều trị càng sớm càng tốt. – Tìm cách bắt nhốt con chó đã cắn và theo dõi trong vòng 10 ngày. Nếu thấy chó có những biểu hiện lạ như run rẩy, xù lông, hung dữ, thè lưỡi và dãi lòng thòng, tấn công đột ngột đồng loại hay người đến gần là biểu hiện chó dại

h) Xử trí một số tai nạn khác * Hóc xương – Nên mang đến bệnh viện. – Không nên chữa mẹo hoặc moi tay vào cổ họng trẻ. * Bỏng – Loại trừ tác nhân gây bỏng. Rửa hoặc ngâm ngay vết thương bằng nước sạch để giảm độ nóng, tránh làm bẩn vết bỏng, giữ không để vỡ nốt phồng. – Nếu bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ có thể bôi dầu cá lên vết bỏng (nếu có), nốt phồng sẽ xẹp dần rồi khỏi. – Nếu bỏng nặng phải đưa ngay trẻ đến y tế. * Gãy xương : Giữ chỗ xương gãy ở tư thế bất động bằng cách : dùng hai nẹp bằng gỗ hoặc thanh tre to bản, có chiều dài lớn hơn khoảng cách hai khớp lân cận, đặt sát vào hai bên xương gãy rồi dùng cuộn băng hay miếng vải dài cuộn chặt hai miếng nẹp lại (suốt từ đầu này đến đầu kia của nẹp) và nhẹ nhàng đưa trẻ tới bệnh viện.