Điều quan trọng khi có con nhỏ là ba mẹ phải trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để chăm con. Dưới đây là những thông tin sẽ giúp ích cho ba mẹ cũng như hướng dẫn ba mẹ cách chọn sữa tốt nhất cho bé trong giai đoạn này. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Cân nặng và thể chất tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh

Trẻ sau khi sinh ra, cân nặng khoảng 3000-3500g, dài khoảng 48-50cm. Ngay sau khi sinh, trẻ đã biết bú và đòi bú. Lúc này sữa non của mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ, mặc dù số lượng sữa non không nhiều nhưng sữa non có nhiều chất đạm giúp trẻ tăng trọng nhanh và cung cấp nhiều chất diệt khuẩn để chống nhiễm trùng. Vì vậy nên cho trẻ bú càng sớm càng tốt, dù mẹ sinh mổ vẫn có thể nằm cho con bú. Không nên cho trẻ uống nước đường, nước cam thảo, sữa bò… Cho trẻ bú chậm sau 2-3 ngày sẽ làm giảm số lượng sữa mẹ sau này.

Trong những tháng đầu trẻ thường tăng cân nhiều nên bà mẹ có thể thấy bé lớn lên mỗi ngày, có trẻ tăng đến 1.5kg trong 1 tháng tuy nhiên sự tăng cân như vậy là không cần thiết và cũng không thường xuyên. Trung bình mỗi tháng trẻ tăng khoảng 750 đến 800g là tốt, chiều cao tăng khoảng 2cm mỗi tháng, đến 1 tuổi trẻ dài thêm được 25cm (cao khoảng 75 cm) và vòng đầu tăng thêm 10cm (Lúc mới sinh ra là 34cm).

Ba mẹ nên trang bị những kiến thức cơ bản về việc chăm sóc trẻ sơ sinh

Sau khi rời bụng mẹ trẻ bắt đầu làm quen và thích nghi với môi trường ngoài. Trẻ sơ sinh thường ngủ nhiều khoảng 20 giờ trong 1 ngày nhưng đã nghe được nên dễ bị giật mình khi nghe tiếng động mạnh và đã nghe được tiếng mẹ. Trẻ đã biết được mùi vị, nếu bị ép những chất đắng, chua trẻ sẽ nhăn mặt và đặc biệt thích vị ngọt vì vậy sau khi sinh không nên cho trẻ uống nước đường, sữa bò, nước cam thảo… vì như vậy trẻ sẽ chê không chịu bú sữa mẹ.

Trẻ 3 tháng đã cứng cáp hơn, khi đặt nằm sấp, trẻ chống được trên 2 tay, giữ được đầu và vai thẳng, mắt nhìn được một vật di động theo mọi hướng. Biết nhìn chăm chú vào một vật đang nắm trong tay, rồi đưa lên miệng. Khi nghe tiếng nói quen thuộc của mẹ, trẻ biết cười ra tiếng và thỏ thẻ, ríu rít như những tiếng nói sơ khởi.

2. Đặc điểm chung về dinh dưỡng ở trẻ

Thời gian đầu sau khi sinh, sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo nhất cho trẻ. Sữa mẹ cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ như chất đạm, chất đường, chất béo, vitamin, muối khoáng và cả nước cũng đủ. Đặc biệt sữa mẹ phù hợp với những chức năng thận gan còn non yếu của trẻ và chức năng phát triển tế bào thần kinh của trẻ. Ngoài ra, sữa mẹ còn có những chất chống nhiễm trùng và không gây dị ứng cho trẻ. Trẻ được bú sữa mẹ sẽ tiêu hóa tốt, tăng cân nhanh, tránh được các bệnh dị ứng (chàm, suyễn, mề đay, lác sữa, viêm mũi dị ứng), ít mắc các bệnh nhiễm trùng (viêm đường hô hấp, tiêu chảy…).

Trẻ bú mẹ sẽ thông minh hơn, hơn nữa khi cho con bú, trẻ được sự ôm ấp vuốt ve của mẹ sẽ nhanh chóng thích nghi với cuộc sống bên ngoài. Sữa mẹ luôn đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ, không cần phải pha chế nên rất thuận tiện, nhất là vào ban đêm. Sữa mẹ trong bầu sữa không bao giờ bị hư chua, ngay cả khi vì lý do nào đó mẹ không cho trẻ bú trong vài ngày.

3. Những thắc mắc xoay quanh dinh dưỡng của bé

– Bé không tăng cân, có phải do sữa mẹ nóng và không đủ hay không?

Trẻ không tăng cân có nhiều nguyên do, nhưng đa phần xuất phát từ việc mẹ cho con bú sai cách, nghĩa là bú mỗi bên ngực 1 chút, thay vì bú hết 1 bên này mới đến bên kia, chứ không phải do sữa mẹ chua hay nóng như nhân gian thường nói. Lý do nữa là sữa trong bầu vú mẹ không giống nhau, sữa sẽ chảy ra khi bé bắt đầu bú gọi là “sữa đầu”, có nhiều nước làm cho bé đã khát, còn sữa của cuối bữa bú gọi là “sữa cuối” thì nhiều chất béo làm bé tăng cân.

Vì vậy muốn bé tăng cân thì bé phải được bú cả “sữa đầu” lẫn “sữa cuối”. Nếu mẹ cho bé bú một chút bên này một chút bên kia thì bé chỉ nhận được “sữa đầu” do đó bé không tăng cân dù mẹ nhiều sữa. Vì vậy, mẹ chỉ việc cho bé bú một lần hết một bên, nếu bé còn đói thì hãy cho bú bên kia và lần sau cho bú bên kia trước rồi làm thứ tự như vừa rồi thì bé sẽ lên cân nhiều hơn. Không cần cho bé uống nước khi bé chỉ bú mẹ vì sữa mẹ đã đủ nước cho bé rồi.

– Những gia đình có trẻ sinh đôi liệu có đủ sữa cho con bú?

Về nguyên tắc, mẹ có đủ sữa để nuôi cả hai bé vì bé bú càng nhiều thì sữa ra càng nhiều. Tuy nhiên, thực tế thì khó vì thường 2 bé cùng đòi bú một lúc do đó mẹ cần biết cách bế 2 bé cùng lúc. Và mỗi bé phải bú hết một bên bầu vú mẹ thì mới lớn được, tránh hiện tượng một bé bú sữa đầu còn một bé bú sữa cuối, thành ra cả 2 bé đều không nhận đủ những ưu việt của sữa mẹ.

Đi tìm lời giải: sữa nào tốt nhất cho bé để giúp con khỏe mạnh

Nhưng cũng có không ít trường hợp mẹ chưa kịp về sữa, trẻ đã quấy khóc vì đói, lúc này giải pháp tối ưu là bổ sung thêm sữa ngoài cho con. Hiện nay các thương hiệu lớn như Vinamilk đã có không ít những sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của trẻ theo từng độ tuổi nhất định. Ba mẹ có thể tìm hiểu và chọn mua cho bé. 

– Ti mẹ bị tụt vào trong, liệu có thể cho bé bú được không?

Nhìn chung, kích thước núm vú không giống nhau giữa những người phụ nữ. Nhưng thật tuyệt vời, tạo hóa đã tạo ra sự thích nghi của những đứa con với bà mẹ của chúng, tức là mẹ đừng lo lắng gì về kích thước núm vú của mình khi chưa biết chắc con mình có bú được hay không, mà hãy giữ gìn sức khỏe để chuẩn bị sinh con và có sẵn nguồn sữa cho chúng. Khi sinh bé, cứ cho bé bú bình thường vì bé sẽ ngậm được núm vú của mẹ và bé còn phải ngậm cả quầng thâm vú nữa mà. Nếu bé không ngậm được núm vú thì mẹ nên gặp bác sĩ dinh dưỡng hướng dẫn cách vắt sữa mẹ cho bé.

Bé bú mẹ là bé ngậm cả quầng thâm của vú và mút cho sữa ra chứ không chỉ ngậm núm vú, do đo; núm vú tụt vào trong không đáng lo nếu như độ đàn hồi của núm vú còn tốt. Mẹ hãy kiểm tra và tập độ đàn hồi của vú. Một ngày tập 3-4 lần, trước khi tập nên đắp một khăn nước ấm lên bầu vú. Có thể tập cả khi có thai nhưng không nên vê núm vú khi có thai vì dễ gây xảy thai hay sinh non vì kích thích núm vú cũng gây ra sự co thắt dạ con.

– Có nên cho trẻ bú ban đêm hay không?

Thực tế, bé bú ban đêm sẽ kích thích tuyến vú tiết nhiều sữa hơn, đồng thời ban đêm cho bé bú mẹ thì mẹ sẽ đỡ vất vả vì không phải pha sữa và còn có một số tác giả cho rằng sữa mẹ có chất an thần làm cho mẹ và con dễ ngủ hơn. Vì vậy, mẹ nên cho bé bú mẹ cả ngày lẫn đêm, bé bú mẹ càng nhiều thì sữa ra càng nhiều, mẹ sẽ có đủ sữa cho bé.

– Trẻ từ chối bú mẹ, chỉ thích bú bình?

Bé bỏ bú mẹ sau ngày đầy tháng do nhiều lý do, có thể là bé mệt vì nhiều người thăm nựng bé, hoặc do ồn ào, hoặc bị xa mẹ hơn ngày thường, hoặc có thể mẹ ăn những thức ăn có mùi vị mà bé không thích, hoặc mẹ tắm xà bông khác lạ… Tuy nhiên, nguyên nhân chính là do bé được bú một bình sữa ngoài vì sữa hộp có mùi vị ngọt hơn sữa mẹ, kiểu ngậm núm vú bình cũng khác với núm vú của mẹ. 

Trước hết, mẹ hãy loại bỏ những nguyên nhân có thể mà tôi vừa nêu trên, sau đó tập cho bé bú mẹ trở lại bằng cách cho bé bú mẹ khi bé đói trước, nếu bé nhất định không chịu bú thì mẹ vắt sữa mẹ ra ly và đút cho bé uống bằng muỗng, tuyệt đối không cho bé bú bình.

Thời gian tập sẽ dài, ngắn tuỳ cá tính của từng bé vì có bé rất dễ, chỉ một hai ngày là được, còn có bé rất khó, có thể lên tới hai ba tuần. Trong suốt thời gian tập mẹ phải thường xuyên bế bé, vuốt ve và nói chuyện với bé để bé cảm nhận hơi ấm và tình cảm của mẹ. Chúc mẹ thành công.

– Trường hợp rơ lưỡi xong, trẻ không bú nữa:

Lưỡi bình thường của bé có một ít bợn trắng mỏng, có lốm đốm những gai lưỡi màu đỏ giúp bé cảm nhận được vị của sữa. Chỉ nên rơ lưỡi khi nào lưỡi có bợn trắng dày hoặc chảy máu và phải rơ bằng thuốc chống nấm. Không nên rơ lưỡi thường xuyên cho bé làm lưỡi bé đỏ rực, mất hết lớp nhầy bình thường, bé sẽ bị dau và không ngon miệng khi bú. Nếu bé hoàn toàn bú mẹ thì không cần phải rơ lưỡi thường xuyên.

– Mỗi ngày nên cho trẻ uống bao nhiêu nước là đủ?

Bé bú mẹ thì không cần phải uống nước vì sữa mẹ đã đủ nước cho bé rồi. Những giọt sữa đầu của mỗi bữa bú có màu trắng trong, đó là sữa nhiều nước làm cho bé “đã khát” và ngày xưa các cụ thường nói là bé “khát sữa” chứ không nói là bé “đói sữa”. Sau khi bé “đã khát” rồi thì sữa của mẹ chuyển sang màu trắng đục là loại sữa nhiều chất béo làm cho bé no và tăng cân. Do đó nếu bé bú mẹ thì chị không phải cho bé uống nước, điều này khác với những bé bú bình. Cho bé bú mẹ cho đến khi bé tròn 4 tháng thì cho bé tập ăn dặm lúc ấy bé mới cần phải uống nước.

Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho ba mẹ trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo thêm link sau: https://goo.gl/VBGbZi