Ngày nay, thực đơn ăn dặm kiểu Nhật đang dần phổ biến và là sự lựa chọn được ưu tiên nhất của các bậc cha mẹ. Vậy thế nào là phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và cách xây dựng thực đơn ăn dặm của cha mẹ Nhật là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Như chúng ta đã biết, thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống thì trẻ sẽ được tập ăn dặm với các món bột loãng trước, sau đó mới chuyển dần sang các món cháo.

Nhưng đối với thực đơn ăn dặm kiểu Nhật, bé sẽ được tập ăn với cháo loãng ngay từ những ngày đầu ăn dặm. Khi bé đã dần cứng cáp hơn và quen với việc ăn dặm thì cha mẹ sẽ chuyển sang các loại cháo đặc có kèm theo rau củ xay và cơm nhão; rồi chuyển hẳn dần qua cơm đặc có kèm thức ăn như cá, thịt, rau củ.

Đối với thực đơn ăn dặm kiểu Nhật, bé sẽ được tập ăn dặm với cháo loãng

Đối với thực đơn ăn dặm cho bé theo phương pháp kiểu Nhật, chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé sẽ đầy đủ cả 04 nhóm dưỡng chất quan trọng là tinh bột, chất béo, vitamin và chất đạm. Mỗi nhóm thực phẩm luôn được tuẩn thu theo quy tắc chế biến riêng, không nêm gia vị và không trộn lẫn với nhau.

Để giúp phương pháp ăn dặm kiểu Nhật đạt được hiệu quả cao nhất thì cha mẹ cũng cần nắm vững 05 nguyên tắc ăn uống của cha mẹ Nhật tập cho con. 

Xem ngay: Bé dùng sữa Optimum Gold có tăng cân không? tại link https://goo.gl/bC6yXg

05 nguyên tắc ăn uống của cha mẹ Nhật

Những nguyên tắc ăn uống khi áp dụng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật

Cho trẻ làm quen nhiều với mùi vị khác nhau

Đối với trẻ chỉ bú sữa mẹ và sữa bột, thức ăn dặm là sự trải nghiệm mới của trẻ. Mùi vị và chất của mỗi một loại thức ăn lưu dấu ấn sâu đậm trong ký ức của trẻ, ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của cơ quan cảm giác của trẻ.

Sự liên kết (hệ) giữa mùi vị và màu sắc của quả táo, tuy mềm mại như nhau nhưng độ ngọt khác nhau khiến trẻ phân biệt và ghi nhớ khoai tây và khoai lang… Qua quá trình nhìn, sờ, ngửi và nếm, khả năng nhận thức và ghi nhớ của trẻ phát triển nhanh chóng, do đó cho trẻ nếm nhiều vị khác nhau sẽ kích thích não phát triển nhanh chóng.

Cho trẻ tự xúc thức ăn

Việc tạo thói quen ăn bằng thìa sẽ giúp lưỡi vận động nhiều, theo đó mà não cũng phát triển nhanh chóng. Trẻ 8 tháng tuổi đã biết tự cầm thìa xúc thức ăn thì nên cho trẻ thường xuyên ăn bằng thìa. Tuy trẻ cầm thìa xúc thức ăn còn lóng ngóng, nhưng việc đưa tay cầm thìa xuác thức ăn đưa lên miệng sẽ giúp não bộ của trẻ phát triển nhanh chóng.

Tập cho trẻ nhai nuốt thức ăn

Việc tập cho trẻ nhai nuốt thức ăn tuy ban đầu mới chỉ là đầu lưỡi hay hàm, sau đó mới là răng nhưng việc nhai nuốt thức ăn giúp não bộ của trẻ phát triển nhanh chóng.

Tạo thói quen ăn sáng ở trẻ

Bữa sáng là nguồn năng lượng quan trọng cung cấp dưỡng chất cho một ngày hoạt động của trẻ, do đó phải tạo cho trẻ có thói quen ăn sáng, dù chỉ giản tiện.

Năng nói chuyện với trẻ

Trẻ 6 tháng tuổi đã biết ê a hóng hớt, bày tỏ tình cảm của mình. Do đó nên vừa cho trẻ ăn vừa nói chuyện với trẻ, có như vậy mới kích thích não bộ của trẻ phát triển, kích thích khả năng nhận thức và khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển.

Xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé theo từng giai đoạn

Đối với từng giai đoạn phát triển của bé thì sẽ có những kiểu thực đơn ăn dặm tương ứng. Cha mẹ cùng tham khảo các món ăn dặm theo kiểu Nhật đối với từng độ tuổi và thể trạng của bé nhé.

Tuần đầu tiên

Giai đoạn đầu tiên tức là giai đoạn bé mới bắt đầu tập ăn dặm, mẹ nên cho bé tập làm quen với cháo loãng trước. Để thực hiện món cháo loãng phù hợp với hệ tiêu hóa của bé lúc này, mẹ nên xay cháo loãng để bé ăn dễ dàng hơn. 

Vào tuần thứ hai, mẹ có thể cho bé thử ăn cháo loãng kèm với các loại rau cũ được xoay nhuyễn. Mẹ nên theo dõi quá trình ăn dặm của bé để biết được bé thích hay không thích những thực phẩm nào để giúp bé ăn tốt hơn. Đừng ép buộc bé ăn thực phẩm không thích, mà thay vào đó hãy tìm cho bé thực phẩm có dinh dưỡng tương tự nhưng dễ ăn hơn, mẹ nhé!

Tháng thứ 6

Ở tháng thứ 6, nhu cầu dinh dưỡng của bé cao hơn và sữa mẹ không đủ để đáp ứng được nhu cầu hiện tại, để giúp bé phát triển toàn diện nhất. Ở giai đoạn này, mẹ có thể cho bé ăn những nhóm thực phẩm như tinh bột, đạm, vitamin…

Tháng thứ 7 – 8

Khi bé đã được 7 – 8 tháng tuổi, mẹ có thể bắt đầu cho bé tập làm quen với những món ăn dặm dạng thô và hỗn hợp hơn. Mẹ nên cho bé ăn dặm 2 bữa/ ngày và tuyệt đối không nên cho bé ăn các loại hạt cứng như nho khô, nhãn, mãng cầu… Bên cạnh đó, bé có thể ăn thêm các nhóm thực phẩm sau:

Tinh bột: gồm các thực phẩm yến mạch, mì ống, ngũ cốc…

. Đạm: gồm các thực phẩm gan, gà, lòng trắng trứng (8 tháng tuổi), đậu.

. Vitamin: bí đỏ, cà rốt, táo, cam, dâu, nấm…

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật dành cho trẻ từ 7 - 8 tháng gồm tinh bột, đạm, vitamin...

Hy vọng với những thông tin bổ ích được kể trên, cha mẹ sẽ áp dụng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật khoa học và hiệu quả nhất. Nếu cha mẹ quá bận rộn và không có đủ thời gian để chế biến các món ăn dặm thì có thể lựa chọn các món bột ăn dặm được chế biến sẵn.

Một gợi ý nhỏ dành cho cha mẹ là có thể tham khảo về bột ăn dặm RiDIELAC của Vinamilk. Với RiDIELAC, bé sẽ được chuẩn bị những bữa ăn dặm với đầy đủ dưỡng chất thiết yếu, giúp bé phát triển toàn diện nhất cả về thể chất và trí não.