Khuyến cáo chỉ ra rằng, nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Có nghĩa rằng, sau 6 tháng, ngoài việc tiếp tục bú sữa mẹ thì nên cho trẻ sử dụng các thực phẩm ăn dặm, giúp trẻ làm quen với thức ăn, cung cấp đầy đủ chất trong giai đoạn tăng trưởng. Vậy các mẹ đã biết thực đơn ăn dặm cho bé sẽ như thế nào chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Thực đơn ăn dặm cho trẻ hầu hết được chia làm 2 giai đoạn: Lúc trẻ vừa tập ăn và khoảng thời gian sau khi đã quen với nhiều loại thực phẩm.

Giai đoạn 1: Bắt đầu ăn dặm

Giai đoạn này là giống như là sự chuyển giao của hệ tiêu hóa. Trước giờ nguồn dinh dưỡng duy nhất của trẻ chỉ là sữa mẹ, lúc này lại phải dung nạp thêm một loại thực phẩm mới nên cần có thời để chuẩn bị và quen dần. Nên bắt đầu 2 bữa một ngày, một lượng ít cháo trộn rau củ đã được nghiền nhuyễn và mịn. Sang tuần thứ 2 có thể tăng tỉ lệ rau củ lên nhưng vẫn đảm bảo độ mịn. Tuần thứ 3 có thể dung nạp thêm đạm từ thực vật (đậu phụ). Sang tuần thứ 4 có thể cho trẻ dần làm quen với thịt cá, với phương pháp tương tự xay nhuyễn và mịn cho trẻ. Bắt đầu từ tuần 5 thì chỉ nên giã nhuyễn không làm trẻ bị hốc là được.

Giai đoạn 2: Sau khi đã làm quen

Giai đoạn làm quen chỉ xảy ra ở 4 tuần đầu. Bắt đầu từ tuần 5 thì trẻ hầu như đã ăn được đại đa số thực phẩm. Dưới đây sẽ là các dạng thực đơn ăn dặm cho bé mà mẹ có thể tham khảo:

1. Ăn dặm kiểu truyền thống

Với phương pháp truyền thống, các mẹ thường bắt đầu cho trẻ ăn bằng các loại bột ăn dặm. Tiếp theo thì là các loại cháo xay hoặc nẫu nhuyễn, trộn chung với các loại tôm, cua, thịt, cá, các loại rau củ, rồi cứ theo cho bé ăn từ ngày này qua ngày kia. Phương pháp này đã có từ lâu đời và truyền đến đời chúng ta. Ngoài những ưu điểm như giúp bé ăn nhiều, chóng tăng cân mà ít mất thời gian chế biến thì bên cạnh đó, phương pháp truyền thống cũng có một số khuyết điểm như sau:

– Thực đơn quá nhiều chất đạm, chất béo khiến trẻ khó tiêu hóa, gây tổn hại đến đường ruột, thận, dạ dạy.

– Trẻ không được luyện tập kĩ năng nhai thường xuyên, ảnh hưởng đến việc ăn uống sau này.

– Không được tập luyện tính tự giác, khả năng độc lập.

– Thói quen ăn uống không lành mạnh: Vừa chơi vừa ăn, hoặc xem ti vi, hoặc xem điện thoại…

– Mẹ mất nhiều thời gian mỗi lần cho ăn.

thực đơn ăn dặm cho bé

2. Ăn dặm kiểu Nhật

Ăn dặm kiểu Nhật tập trung bổ sung vào chất lượng thực phẩm, ăn với số lượng vừa phải. Mỗi bữa sẽ từ 4 loại thực phẩm trở lên được để riêng rẽ giúp trẻ làm quen với mùi vị từng loại thức ăn. Trạng thái mềm, cắt nhỏ khuyến khích trẻ tập nhai. Khẩu phần ăn hợp lí với độ tuổi phát triển, món ăn đa dạng và đầy đủ cũng khiến trẻ thích thú mỗi khi ăn. Tuy nhiên, phương pháp ăn dặm này vẫn có những khuyết điểm của nó:

– Vì mỗi lần ăn chỉ một ít mỗi loại lên phải trữ đông, khiến thức ăn không còn thơm ngon như lúc đầu. Hoặc nếu không trữ đông thì cũng khiến mẹ mất nhiều thời gian và công sức mỗi lần nấu.

– Vì khẩu phần ăn là nhất định nên bé sẽ không thể tăng cân đều đặn ở giai đoạn đầu.

3. Ăn dặm tự chỉ huy

thực đơn ăn dặm cho bé

Tuy cái tên nghe hơi lạ nhưng nếu nhìn vào hình ảnh thì ắt hẳn mẹ nào cũng biết đến phương pháp này. Với đặc điểm tự chủ, trẻ muốn ăn gì, ăn bao nhiêu đều được tự quyết định. Thức ăn sẽ được cắt tỉa sao cho dễ cầm nắm, được đặt trong đĩa hoặc trực tiếp lên bàn để trẻ dễ nắm lấy. Vì thế tính tự chủ của trẻ áp dụng phương pháp này là rất cao, khả năng nhai nuốt cũng tốt hơn nhưng bé khác. Tuy nhiên cũng có một số mặt hạn chế của nó:

– Bé dễ bị hóc

– Thường không chú trọng đến lượng và chất của thức ăn

– Đòi hỏi gia đình phải theo dõi kĩ trong giai đoạn đầu, không sốt ruột khi trẻ vào giai đoạn biếng ăn.

Với thông tin trên hy vọng mẹ đã có quyết định và phương pháp ăn dặm riêng dành cho con mình. Nếu biết thêm chi tiết về từng loại phương pháp, hãy theo dõi các bài viết sau của chúng tôi nhé.