Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh trong những tháng đầu đời vẫn chưa phát triển toàn diện, còn non nớt và dễ bị tổn thương. Do đó trẻ thường mắc phải những vấn đề về đường tiêu hóa. Cha mẹ nên áp dụng nhiều cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh từ những dấu hiện đầu tiên.

Tuy đầy bụng là triệu chứng thường xuyên ở các bé, nhưng cha mẹ không nên để tình trạng này xảy ra quá lâu vì điều đó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa và đặc biệt là sức khỏe của trẻ.

Cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh

Nguyên nhân cơ bản của chứng đầy bụng ở trẻ sơ sinh là do các axit dạ dày tấn công vào niêm mạc hệ tiêu hóa yếu ớt của trẻ, có thể dẫn đến đau, kích ứng và viêm. Đôi lúc sẽ tạo nên sự khó chịu cho trẻ khiến trẻ quấy khóc và la hét do khó chịu. Ở đa số trẻ em, tình trạnh này thường xảy ra tạm thời và sẽ chỉ kéo dài vài giờ.

Những bí quyết sau sẽ giúp các bậc cha mẹ trang bị cho mình cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh đơn giản và có thể thực hiện ngay:

1. Tìm đến bác sĩ nhi khoa

Bạn có thể tìm đến bác sĩ để điều trị cho con bạn nếu bạn đã thử đủ mọi cách vẫn không thể chữa khỏi cho bé. Bác sĩ sẽ thực hiện một số các xét nghiệm để xác định nguyên nhân thực sự đằng sau tình trạng này của con bạn.

Khó tiêu không phải lúc nào cũng là một vấn đề nghiêm trọng cần phải được điều trị chính thức bởi bác sĩ, nhưng nếu con bạn cực kỳ khó chịu và đôi khi là đau đớn, thì bạn cần làm rõ nguyên nhân.

2. Bổ sung các thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa

Một số trẻ em có nhiều vấn đề về dạ dày hơn những đứa trẻ khác. Sẽ có trẻ ăn bất cứ thứ gì và không bao giờ cảm thấy khó tiêu, những cũng có một vài bé phản ứng ngay khi chúng ăn bất cứ thứ gì. Đối với những bé có hệ thống tiêu hóa nhạy cảm, nên tránh thức ăn chứa nhiều chất béo như: những thức ăn có lượng dầu cao, chocolate…

Một số thực phẩm và thức uống có thể giúp trẻ giảm được chứng đầy bụng như:

Nước lọc

Thúc đẩy thói quen uống nước thường xuyên cho trẻ, do nước sẽ giúp ích trong việc làm giảm tác dụng của axit dạ dày lên niêm mạc dạ dày. Mẹ có thể chuẩn bị cho bé một thìa cà phê baking soda pha với 300 ml nước để có phát huy tốt hơn.

Gừng

Gừng lá cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh

Gừng cũng là một phương thuốc chữa chứng khó tiêu hiệu quả. Một sự kết hợp giữa nước, gừng, chanh và mật ong sẽ giúp trẻ hạn chế đầy bụng ngay tức thì.

Sữa

Một lời khuyên nữa cho mẹ là giữ chế độ ăn uống của bé luôn bao gồm sữa cho đến khi bé một tuổi để đảm bảo bé luôn được hấp thụ những dưỡng chất cần thiết để phát triển toàn diện hệ tiêu hóa trong giai đoạn này.

Nhưng lưu ý cho mẹ khi chọn sữa cho trẻ không nên uống sữa tươi vì hệ tiêu hóa còn non nớt của bé không hấp thụ được những chất trong sữa tươi, khiến thận của bé sẽ làm việc liên tục và quá tải.

Thêm nữa, không nên tập cho trẻ ăn dặm bột quá sớm trước sáu tháng tuổi, vì khoảng thời gian đó hệ nhai và hệ tiêu hóa của bé chưa ổn định, có thể dẫn đến không tiêu thụ đầy đủ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, cho bé ăn dặm sớm sẽ làm bé khó chịu và không quen, dẫn đến từ chối thức ăn và có thể là biếng ăn.

Cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Trong sữa bột của một số nhãn hàng sữa uy tín hiện nay, còn chứa probiotic hỗ trợ tốt hệ tiêu hóa cho bé. Probiotics là những lợi khuẩn nằm trong đường ruột, kiềm chế sự tăng trưởng của vi khuẩn gây bệnh.

Đặc biệt, khả năng tăng cường chức năng miễn dịch của lợi khuẩn này sẽ giúp chống lại vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Trên thị trường đã có một số nhãn hàng sữa uy tín cung cấp sữa bột chứa lợi khuẩn này và hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa như: Optimum Gold và Dielac Pedia của Vinamilk, sữa Nan của Nestlé, Frisolac Gold, sữa bộ Novalac,…

Bơ và phô mai

Khi quyết định cho con ăn phô mai để hạn chế tình trạng đầy bụng, các vị phụ huynh cần lưu ý phải lựa chọn những sản phẩm được lên men bởi axit lactic có chứa một lượng lợi khuẩn probiotic nhất định. Tuy nhiên, hai loại thực phẩm này dễ bị biến chất khi gặp nhiệt độ cao.

3. Thay đổi thời gian ăn

Các mẹ cần lưu ý không nên để con mình ăn trước khi đi ngủ, vì khi cho bé nằm ngay sau bữa ăn sẽ khiến cuống trên của bao tử co thắt, axit dạ dày sẽ dễ dàng thoát ngược trở lại thực quản.

Ngoài ra, nằm ngay sau bữa ăn sẽ tăng sức ép của dạ dày, làm dạ dày co thắt khó khăn dẫn đến một lượng thức ăn trong dạ dày không được tiêu hóa gây đầy bụng. Ngoài ra, trẻ em cần được khuyến khích ngủ sớm và đủ, tối thiểu là tám tiếng theo lời khuyên của nhiều chuyên gia.

Phụ huynh nên chia các bữa ăn trong ngày cho con thành những bữa nhỏ, mỗi bữa nên cách nhau hai đến ba tiếng sẽ hiệu quả hơn so với một bữa lớn cùng một lúc.

Vì khi tiêu thụ một lượng lớn thức ăn tức thì sẽ khiến dạ dày yếu ớt của trẻ làm việc vượt mức, không thể tiêu hóa nổi hoàn toàn thức ăn vừa được tiêu thụ. Ngoài ra, trong khi ăn, cha mẹ nên nhắc nhở bé nhai chậm và đúng cách nếu bé đã có thể ăn được bột.

Hy vọng những thông tin đã cung cấp ở trên có thể cung cấp cho các bậc phụ huynh kiến thức cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh. Cha mẹ có thể thma khảo thêm nhiều cách khác tại đây.