Shopping Cart 0 items - $0.00 0

Trẻ tự tin sẽ càng thành công hơn

 

Thế là chúng tôi đưa vào chương trình đào tạo một nội dung: kể chuyện có thật về những người lớn lên trong cảnh bần hàn nhưng lại trở nên giàu có, thậm chí còn giàu hơn cả những người may mắn sinh ra trong dòng họ giàu sang đến ba đời. Những con số thống kê cho biết 80% số triệu phú xuất thân từ gia đình trung lưu hoặc nghèo khó; trong khi chỉ 20% số triệu phú được thừa hưởng tài sản kếch xù và vị thế từ cha mẹ. Điều này cũng khá dễ hiểu: những người sinh ra trong gia đình nghèo có khát vọng thành công lớn hơn, có động lực vươn lên mạnh mẽ hơn những người sống trong cảnh “muốn gì được nấy”.

 

Bằng cách đưa ra các ví dụ phản biện, chúng tôi loại trừ các dữ kiện hỗ trợ cho động lực vươn tới thành công niềm tin tiêu cực – “Con vua thì lại làm vua. Con sãi ở chùa lại quét lá đa” – của cậu bé ấy. Vì thế, để giúp con bạn loại bỏ niềm tin tiêu cực, hãy đưa ra những bằng chứng xác thực và ví dụ phản biện để tự chúng nhận thấy niềm tin của mình không có cơ sở. Nếu con bạn tin rằng chúng không thể làm được một việc gì đó, hãy giúp chúng nhớ lại những thử thách mà chúng đã vượt qua trong quá khứ. Nếu chúng nghĩ rằng trí nhớ của chúng quá kém, hãy giúp chúng nhớ lại tất cả những lần chúng học và nhớ bài một cách dễ dàng.

 

Một lần tôi gặp một học sinh cho rằng cậu có trí nhớ kém, vì thế cậu mới “đội sổ”. Tôi đưa ra mấy câu dò hỏi và phát hiện rằng cậu đam mê máy bay chiến đấu và cậu thật sự có thể nhớ được tất cả các mô hình khác nhau đến từng chi tiết như kích thước, kiểu dáng, năm sản xuất… Thế là chúng tôi dùng phát hiện này như một dữ kiện phản biện hoàn hảo, rằng thật ra cậu sở hữu một trí nhớ phi thường.

 

Vấn đề nằm ở chỗ, một số phụ huynh thay vì dùng dữ kiện phản biện để gạt bỏ niềm tin tiêu cực của con cái lại vô tình làm mạnh hơn niềm tin ấy bằng cách củng cố các sự việc liên quan. Một số người thường “vô tư” nhận xét, “Sao mà con hay quên thế? Đây đâu phải là lần đầu tiên. Năm ngoái con quên mang theo hộ chiếu lúc nhà mình đi du lịch, tuần trước con quên áo khoác ở nhà nội, hôm qua quên tắt máy lạnh, bây giờ lại quên…”. Một lần nữa tôi xin nhấn mạnh, nếu chúng ta muốn thay đổi hành vi của con cái (ví dụ: động viên con cẩn thận hoặc chăm chỉ hơn), trước tiên chúng ta phải làm yếu đi những niềm tin sai lầm đang trói buộc chúng với những thói quen cũ.