Shopping Cart 0 items - $0.00 0

Nuôi dưỡng sinh học và chuyển tiếp giấc ngủ của bé từ bụng mẹ

Nuôi dưỡng sinh học và việc bú mẹ hoàn toàn giúp bé chuyền từ giấc ngủ không giờ giấc trong bụng mẹ sang ngủ nhiều hơn vào buổi đêm

Nhiều nghiên cứu cho rằng bé sẽ đi vào nề nếp ngủ đêm dài hơn ngủ ngày ở khoảng tháng thứ 3 đến tháng thứ 6. Tuy nhiên, ít ai nói cho bạn hiểu rằng, việc cho bé bú mẹ hoàn toàn là trực tiếp góp phần tích cực vào việc tạo nên sự chuyển tiếp từ các giấc ngủ không giờ giấc trong bụng mẹ thành những giấc ngủ đêm dài hơn.

Nhiều bố mẹ chăm sóc bé sơ sinh thường quên rằng bé đã được nuôi 9 tháng trong bụng mẹ không ăn theo bữa, không ngủ theo giờ, không phân biệt ngày đêm, sáng tối. Khi bé được sinh ra, trong cơ thể bé chưa tự tạo được những hormone cần thiết cho những giấc ngủ dài, do đó, bé ngủ chủ yếu dựa vào các thành phần chất an thần phù hợp có trong sữa mẹ:

Casomorphitt: Sữa mẹ có đạm casein và đạm whey, trong đó đạm casein chiếm một lượng nhỏ, đạm này có chứa chất an thần casomorphin, có tác dụng giúp ngủ say, lượng đạm casein rất ít này phù hợp hoàn toàn với em bé, giúp bé có những phần giấc ngủ tĩnh và sâu, nhưng không mê man. Thành phần đạm chính của sữa mẹ là đạm whey, không mang chất an thần này. Khác với sữa mẹ, thành phần đạm chính của sữa bột cho trẻ em là casein đạm bò, do đó nồng độ casomorphin trong sữa bò/sữa bột cho trẻ em cao hơn nhiều so với sữa mẹ (phù hợp với việc giúp cho những chú bê con ngủ say dễ dàng), khiến bé bú sữa bột cho trẻ em ngủ say. Nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa casomorphin trong sữa bột cho trẻ em và chứng đột tử SIDS ở trẻ nhỏ, khiến các bé đột nhiên ngừng thở trong khi ngủ.

Hormone melatomỉn (hormone giúp ngủ): Trong những tháng đầu cơ thể bé chưa tự tạo melatomin, trong khi đó sữa mẹ vào ban đêm chứa nhiều melatomin giúp bé tạo nên nhịp sinh học mới và quen dần với giấc ngủ dài hơn vào ban đêm. Nếu bé không được nuôi sữa mẹ, hoặc không được bú mẹ trực tiếp vào các cữ bú đêm, việc đi vào những giấc ngủ đêm nề nếp (và tiếp tục bú ngủ khi cần), trở nên khó khăn hơn.

Hormone prolactin (hormone tạo sữa) : Hormone prolactin trong cơ thể mẹ tăng lên vào buổi đêm, giúp mẹ tạo nhiều sữa hơn và sữa buổi đêm giàu các hợp chất cần thiết cho sự phát triển não hơn, nhiều chất béo giúp bé no lâu, nhờ thế bé dễ dàng ngủ những giấc dài vào đêm. Những bà mẹ cho con bú trực tiếp sẽ dễ dàng nhận ra điều này, bé bú mẹ hoàn toàn có thể cách cữ 2 – 3 giờ ở các cữ ngày, nhưng dễ dàng cách cữ 3-4 giờ trong các cữ đêm, mà không có dấu hiệu đói.

Hormone serotonin (hormone hoạt động và phát triển não): Một loại đạm đặc biệt dồi dào trong sữa mẹ vào buổi đêm là tryptophan. Chất tryptophan này chính là dẫn chất cần thiết cho quá trình tạo hormone serotonin, là một hormone thiết yếu cho hoạt động và sự phát triển của não. Hormone này khiến não làm việc tốt hơn, giúp tâm trạng thoải mái và điều chỉnh chu kỳ thức ngủ.

Bú mẹ trực tiếp vào ban đêm rất quan trọng vì sữa mẹ về đêm có nhiều chất giúp não bé phát triển tốt. Do vậy tuy bé ngủ động nhưng vẫn hơn một giấc ngủ sâu mê man do ảnh hưởng của chất an thần casomorphin trong đạm casein bò (là thành phần đạm chính của sữa bột cho trẻ em)!