Shopping Cart 0 items - $0.00 0

Thai kỳ tuần thứ 20

TUẦN LỄ THỨ 20

Trong những tháng giữa thai kỳ, bạn sẽ có một cảm giác phấn chấn và khỏe mạnh. Bạn có thể trông rạng rỡ hơn vì những thay đổi đáng kể trong màu da và mái tóc. Nếu bạn cảm thấy khỏe mạnh thật sự, có thể thu xếp một chuyến đi nghỉ mát. Bạn cũng sẽ cảm thấy phấn chấn khi cảm nhận được sự cử động của bé.

NHỮNG THAY ĐỔI TRONG BẠN

Sắc tố da nổi rõ hơn nhưng sẽ mất đi sau khi sinh.
Vú có thể tiết sữa non, tức là một chất lỏng màu đục có khả năng cung cấp mọi dưỡng chất cần thiết cho bé trong những ngày đầu mới sinh.
Bạn có thể gặp phải một số triệu chứng thông thường khi mang thai như chảy máu nướu răng và dịch âm đạo tiết ra nhiều. Các khớp xương và dây chằng giãn ra cho nên bạn có thể bị đau lưng hoặc nhức mỏi mình mẩy.

Sự TĂNG TRỌNG CỦA BẠN vào khoảng tuần lề thứ 20 của thai kỳ

Trong tháng này bạn có thể lên được khoảng 0,5 kg mỗi tuần. Bây giờ nên chú ý hơn vào chế độ ăn uống; các tuần kế tiếp đánh dấu thời kỳ phát triển tối đa của em bé và trọng lượng tối da mà bạn có thể đạt  đến. Tăng trọng chuẩn của người mẹ đến lúc này là 3 kg.

THAI NHI

Chiều dài:        25 cm          

Trọng lượng:   340 g

NHỮNG ĐIỀU CẦN LÀM

Bạn cần phải đi đứng cẩn thận và tránh bắt lưng làm việc quá sức. Đi guốc, dép để thấp.
Hãy tạp các động tác được trình bày ở trang 40 – 42 để làm giảm các cảm giác mệt mỏi.
Có thể sắm các loại quần áo và vật dụng cần thiết cho em bé, chẳng hạn như xe nôi.

THẮC MẮC VÀ GIẢI ĐÁP

“Phụ nữ có thai có thể đi lại xa được không?”

Thường thì chẳng có lý do gì mà bạn không dược đi xa trong lúc mang thai. Nhưng tốt hơn bạn không nên tự ý đi một mình, đặc biệt là khi đi xa bằng ô tô. Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái và ít nhất cứ sau hai giờ ngồi yên trên xe thì có vài phút đi bộ để lưu thông máu huyết. Nhớ luôn mang theo sổ khám thai của mình.

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ

Tóc đã bắt đầu mọc trên đầu bé.
Răng bắt đầu phát triển dưới lợi.
Một chất sữa màu trắng, nhờn trong tử cung sẽ giúp bảo vệ da của thai nhi.
Cánh tay và cẳng chân của thai nhi phát triển tốt.
Trong các tuần lễ đầu tiên, các kháng thể được truyền cho đứa bé qua đường máu để giúp đứa bé đề kháng với bệnh tật.
Đứa bé bắt đầu hiếu động. Lần đầu tiên bạn sẽ cảm nhận được các cử động của em bé như một cái vỗ nhẹ. Thậm chí thai nhi có thể phản ứng cả với các tiếng động bên ngoài tử cung. Tuy vậy bạn đừng quá lo lắng nếu nó không cử động nhiều vì cho đến lúc này thì các thai nhi thường có giai đoạn nằm yên trong bụng mẹ.